Huyện Mê Linh (Hà Nội): Cấp đất dịch vụ chưa gỡ được nút thắt
Thực hiện chỉ đạo của TP, huyện Mê Linh đã xác định quỹ đất dịch vụ để hoàn thành việc giao đất cho người dân vào tháng 6/2013.
Tuy nhiên, do bất cập liên quan đến chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB) và thiếu nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Mê Linh vẫn đang lúng túng trong xử lý cấp đất dịch vụ.
Trước những bức xúc của người dân, UBND huyện Mê Linh đã báo cáo TP cho phép điều chỉnh chính sách bồi thường theo Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29-9-2009 của TP về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền nên đã giải quyết được trên 30ha đất dịch vụ. Số diện tích còn lại, huyện mới bố trí 6,94ha đất dịch vụ tại thị trấn Quang Minh và 2,4ha khu đất đấu giá Khu Trung tâm hành chính huyện tại xã Đại Thịnh để trả cho dân. Cùng với việc này, Mê Linh đề nghị UBND TP cho phép sử dụng đất thương phẩm trong dự án khu đô thị thuộc các xã Tiền Phong, Thanh Lâm và thị trấn Chi Đông với diện tích 12,7ha để giải quyết nhu cầu về đất dịch vụ. Theo đề nghị của huyện Mê Linh, UBND TP đã cho phép thực hiện chủ trương này, song đến nay các sở, ngành liên quan vẫn chưa có hướng dẫn nên Mê Linh lúng túng trong triển khai. Nhu cầu đất dịch vụ còn thiếu, huyện dự kiến đề nghị các chủ đầu tư hỗ trợ bồi thường bằng tiền theo Quyết định 108, đồng thời giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện chủ trì phối hợp với UBND các xã để rà soát quy hoạch nông thôn mới, đề xuất các vị trí đất xen kẹt khoảng 5.000m2 báo cáo UBND TP cho phép tạo quỹ đất dịch vụ và đấu giá để trả dân. Tuy nhiên, Mê Linh rất khó thực hiện được các phương án đề ra do thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng ở các khu đất dịch vụ và chưa hoàn thành GPMB. Nguồn thu chủ yếu của huyện là thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng hiện nay thị trường bất động sản lại đang "đóng băng".
Ở khía cạnh khác, UBND TP khẳng định chủ trương chung trong việc giải quyết các tồn đọng về chính sách giao đất ở, đất dịch vụ tại các địa phương là tôn trọng và thực hiện đúng các chính sách và phương án giao đất mà các địa phương đã phê duyệt cho các hộ dân trước khi hợp nhất. Như vậy, Quyết định 2502 của tỉnh Vĩnh Phúc trước đây vẫn còn hiệu lực. Nhưng rắc rối xảy ra ở đây do huyện Mê Linh chưa xác định được thời điểm thu hồi đất của từng hộ dân trước hoặc sau khi có Quyết định 2502 nên khó xác định đúng đối tượng được cấp đất dịch vụ. Ông Phú cho biết thêm, hiện tổ công tác các xã, thị trấn đang phát tờ khai cho các hộ, thu thập các số liệu, hồ sơ và căn cứ pháp lý của các hộ, của các chủ đầu tư được giao đất để tổng hợp. Từ kết quả phân loại, sẽ thông báo công khai các trường hợp đủ điều kiện, sau đó UBND huyện thẩm định phê duyệt và xin TP cơ chế đặc thù hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.
Thời hạn thực hiện chỉ đạo giải quyết đất dịch vụ của TP đã cận kề, Mê Linh cần tích cực hơn nữa để kịp tháo gỡ những nút thắt, đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi và góp phần ổn định đời sống cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp.
Rối như… canh hẹ
Việc GPMB nhiều dự án ở huyện Mê Linh hiện đang trong tình trạng dở dang, chậm tiến độ vì quyền lợi của người dân chưa được giải quyết hợp lý. Theo Nghị định 17/2006/NÐ-CP và Nghị định 84/2006/NÐ-CP của Chính phủ: "Khi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp, mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất tương ứng thì được giao đất dịch vụ, nhằm tạo việc làm và góp phần ổn định đời sống cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp". Thế nhưng, nhiều năm qua, người dân đã thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Mê Linh vẫn chưa được cấp đất dịch vụ. Ông Đinh Ngọc Thức, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Mê Linh cho biết, tổng diện tích đất dịch vụ huyện Mê Linh phải bố trí trả cho dân lên tới gần 68ha.Việc giao đất dịch vụ kịp thời, góp phần ổn định đời sống cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Ảnh: Phương Thảo |
Trước những bức xúc của người dân, UBND huyện Mê Linh đã báo cáo TP cho phép điều chỉnh chính sách bồi thường theo Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29-9-2009 của TP về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền nên đã giải quyết được trên 30ha đất dịch vụ. Số diện tích còn lại, huyện mới bố trí 6,94ha đất dịch vụ tại thị trấn Quang Minh và 2,4ha khu đất đấu giá Khu Trung tâm hành chính huyện tại xã Đại Thịnh để trả cho dân. Cùng với việc này, Mê Linh đề nghị UBND TP cho phép sử dụng đất thương phẩm trong dự án khu đô thị thuộc các xã Tiền Phong, Thanh Lâm và thị trấn Chi Đông với diện tích 12,7ha để giải quyết nhu cầu về đất dịch vụ. Theo đề nghị của huyện Mê Linh, UBND TP đã cho phép thực hiện chủ trương này, song đến nay các sở, ngành liên quan vẫn chưa có hướng dẫn nên Mê Linh lúng túng trong triển khai. Nhu cầu đất dịch vụ còn thiếu, huyện dự kiến đề nghị các chủ đầu tư hỗ trợ bồi thường bằng tiền theo Quyết định 108, đồng thời giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện chủ trì phối hợp với UBND các xã để rà soát quy hoạch nông thôn mới, đề xuất các vị trí đất xen kẹt khoảng 5.000m2 báo cáo UBND TP cho phép tạo quỹ đất dịch vụ và đấu giá để trả dân. Tuy nhiên, Mê Linh rất khó thực hiện được các phương án đề ra do thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng ở các khu đất dịch vụ và chưa hoàn thành GPMB. Nguồn thu chủ yếu của huyện là thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng hiện nay thị trường bất động sản lại đang "đóng băng".
Vướng mắc từ chính sách
Người dân hai thị trấn Chi Đông và Minh Quang đã bị thu hồi đất nông nghiệp chỉ mong sớm được giao đất dịch vụ để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ và một số bất cập liên quan đến chính sách bồi thường GPMB, dẫn đến việc giải quyết đất dịch vụ tại huyện Mê Linh khá phức tạp. Ông Đào Trọng Phú, Trưởng ban Bồi thường GPMB huyện Mê Linh cho biết, trước khi hợp nhất về Hà Nội, năm 2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 2502, mỗi sào ruộng thu hồi, hộ dân sẽ được bố trí 10m2 và mỗi nhân khẩu tại thời điểm thu hồi đất được chia 2m2 đất dịch vụ. Cùng với việc này, tỉnh Vĩnh Phúc ban hành chính sách, khi người dân nhận đất dịch vụ chỉ phải nộp 50.000 đồng/m2. Khi về Hà Nội, chính sách bồi thường, GPMB thay đổi, tính cả chi phí GPMB, xây dựng hạ tầng và chi phí khác thì người dân nhận đất dịch vụ ở huyện Mê Linh phải nộp khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Bà Nguyễn Thị Hương, thị trấn Quang Minh bức xúc: "Trước đây, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp chỉ bồi thường có 16 triệu đồng/sào và có những cam kết cụ thể với người dân. Nay chính sách thay đổi, chúng tôi không thể nộp khoản tiền lớn như vậy".Ở khía cạnh khác, UBND TP khẳng định chủ trương chung trong việc giải quyết các tồn đọng về chính sách giao đất ở, đất dịch vụ tại các địa phương là tôn trọng và thực hiện đúng các chính sách và phương án giao đất mà các địa phương đã phê duyệt cho các hộ dân trước khi hợp nhất. Như vậy, Quyết định 2502 của tỉnh Vĩnh Phúc trước đây vẫn còn hiệu lực. Nhưng rắc rối xảy ra ở đây do huyện Mê Linh chưa xác định được thời điểm thu hồi đất của từng hộ dân trước hoặc sau khi có Quyết định 2502 nên khó xác định đúng đối tượng được cấp đất dịch vụ. Ông Phú cho biết thêm, hiện tổ công tác các xã, thị trấn đang phát tờ khai cho các hộ, thu thập các số liệu, hồ sơ và căn cứ pháp lý của các hộ, của các chủ đầu tư được giao đất để tổng hợp. Từ kết quả phân loại, sẽ thông báo công khai các trường hợp đủ điều kiện, sau đó UBND huyện thẩm định phê duyệt và xin TP cơ chế đặc thù hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.
Thời hạn thực hiện chỉ đạo giải quyết đất dịch vụ của TP đã cận kề, Mê Linh cần tích cực hơn nữa để kịp tháo gỡ những nút thắt, đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi và góp phần ổn định đời sống cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet