Những ngày vừa qua, khi Nghị định 71 có hiệu lực đã thổi một luồng gió mới vào thị trường bất động sản bởi rất nhiều quy định mới. Trong đó, những quy định xung quanh việc huy động vốn được các nhà đầu tư và dư luận hết sức quan tâm.

Một số hình thức huy động vốn đầu tư dự án bất động sản như: vay vốn, hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư,... là những quy định mới và được quy định cụ thể trong Nghị định 71. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là hình thức huy động vốn thông qua trái phiếu, Nghị định 71 quy định ghi rõ, chủ đầu tư cấp một được vay vốn, phát hành trái phiếu nhưng không được kèm theo quyền ưu tiên mua nhà.

Chủ đầu tư cấp một được ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư cấp hai. Tuy nhiên, chủ đầu tư cấp một chỉ được ký các hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân khác khi đã khởi công xây dựng dự án. Trước 15 ngày tiến hành ký hợp đồng góp vốn - hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh, huy động vốn, chủ đầu tư phải trình báo Sở Xây dựng.

Tại một số cuộc hội thảo về huy động vốn gần đây về giải pháp tìm nguồn vốn cho thị trường BĐS, nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định cần phải có nhiều kênh huy động vốn mới thì thị trường BĐS mới phát triển lành mạnh.

Trên lý thuyết, hiện tại có 3 nguồn vốn chính được huy động cho thị trường BĐS gồm: vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Tuy vậy, thực tế thời gian qua ở Việt Nam cho thấy, nguồn vốn có tính quyết định và giữ vai trò lớn nhất cung cấp cho thị trường BĐS vẫn là ngân hàng.

Mặc dù vậy, nguồn vốn từ ngân hàng lại chưa đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của thị trường BĐS hiện nay nên các doanh nghiệp luôn “đói” vốn và phải tìm đủ mọi cách xoay vòng vốn.

Cũng tại các cuộc hội thảo về vốn, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia mong muốn cần tạo sự liên thông trong thị trường BĐS, các doanh nghiệp cần khai thác tốt kênh huy động vốn trên thị trường cổ phiếu thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán, phát hành trái phiếu BĐS, tạo sự liên kết với thị trường tài chính.

Chính vì vậy, việc Nghị định 71 quy định hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu là rất hợp lý với tình hình thị trường BĐS hiện tại. Việc làm này không những tăng nguồn vốn cho thị trường mà còn thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

Nghị định 71 cũng quy định nhiều vấn đề liên quan đến huy động vốn. Nếu muốn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp BĐS khác thì chủ đầu tư phải hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.

Chủ đầu tư được huy động vốn mua nhà ứng trước của khách hàng khi đã xây xong phần móng. Trước đây, khu đô thị chỉ cần xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật là có thể bán sản phẩm nhưng khi Nghị định 71 thắt chặt hơn, buộc các dự án khu đô thị phải hoàn tất phần móng mới được phép bán nhà nhằm bảo vệ quyền lợi người dân.

Trong khi đó, chủ đầu tư cấp hai muốn huy động vốn thì phải có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư cấp một, trong hợp đồng phải có điều khoản cho phép huy động vốn. Đối với hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư, chủ đầu tư cấp một chỉ được giao dịch tối đa 20% số lượng nhà ở của dự án không qua sàn.

(Theo GTVT)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME