Hùng vĩ kiến trúc ở trung tâm Seoul
Seoul được xem là một bảo tàng ngoài trời lớn, theo nghĩa đen, tuyệt đẹp đầy màu sắc, đặc biệt là khi bạn tham quan năm cung điện nguy nga của thành phố cổ bên sông Hàn.
1. Gyeongbok
Cung Gyeongbok bao gồm 11 tòa nhà ở các vị trí khác nhau như cổng chính, sân trước, sân sau. Nằm trên một hòn đảo nhỏ trong khu vườn phía sau khu nhà ở của thê thiếp là tòa nhà hai tầng nhỏ hình lục giác Hyangwonjeong. Trong khi phòng tiệc hoàng gia Gyeonghoeru được xây bằng gỗ và đá có vẻ “nam tính”, tráng lệ thì Hyangwonjeong dường như kín đáo hơn - gần như “nữ tính” và riêng tư khi đem so sánh.
Đại sảnh Geunjeongjeon được xây chủ yếu bằng gỗ, vươn lên trên khoảng sân lớn hình chữ nhật, rải rác với những khối đá đẽo. Những người thợ xây đã chủ ý sử dụng đá đẽo ráp để làm giảm độ chói.
2. Changdeok
Với vẻ lộng lẫy của mình, Injeongjeon là trung tâm của cung Changdeok. Các phái viên nước ngoài từng được tiếp đón ở đây và xưa kia đây cũng là nơi tiến hành các vấn đề lớn của nhà nước. Sàn của đại sảnh này từng được bao phủ bởi các khối đất sét nung nhưng sau đó đã bị biến đổi thành phong cách phương Tây vào năm 1908. Ngày nay nó được bao phủ bằng sàn gỗ.
Phương pháp phối màu trang trí truyền thống của Hàn Quốc Dancheong bao gồm năm màu cơ bản: màu xanh (phía đông), trắng (tây), đỏ (nam), đen (bắc) và vàng (trung tâm). Dancheong đại diện cho cấp bậc và địa vị xã hội và biểu thị một số ý nghĩa tượng trưng. Nó cũng được sử dụng để bảo vệ bề mặt của tòa nhà trước các thay đổi nhiệt độ bất thường và giúp các cấu trúc hài hòa với môi trường xung quanh.
Đồng hồ mặt trời và nước thông minh này được Jang Yeong Sil phát minh vào năm 1834 dưới sự cai trị của vua Sejong. Thiết kế tròn cũng là một dấu hiệu cho thấy các nhà khoa học triều đại Joseon có thể đọc chính xác chuyển động của Mặt trời vào thời điểm đó và cũng biết thực tế Trái đất dạng hình tròn.
3. Deoksu
Cổng Junghwamun cao ngất, bảo vệ đại sảnh Junghwajeon, cấu trúc đẹp này thường là điểm dừng chân đầu tiên của mọi tour tham quan cung điện. Đây cũng là một trong những ví dụ đẹp nhất và cổ điển về sự gặp gỡ giữa cũ và mới với các tòa nhà chọc trời hiện đại xa xa thấp thoáng ở phía sau.
Đây là những kiểu đánh dấu truyền thống trên đỉnh Hamnyeongjeon, nơi ngủ của vua Gojong. Các vị thần động vật, nhiều trong số đó thuộc 12 con giáp, có trách nhiệm xua đuổi tà ma, bảo vệ các thành viên hoàng gia ở bên trong. Vua Gojong qua đời tại đây vào năm 1919 khi 68 tuổi, Hamnyeongjeon giữ vai trò là phòng quan tài hoàng gia và phòng linh hồn nơi đặt bài vị tưởng niệm của vua.
4.Changgyeong
Honghwamun là cổng chính sặc sỡ ở phía trước của cung Changgyeong. Những mái cong cong tao nhã và mái hiên lật ngược đại diện cho lối kiến trúc bằng gỗ thế kỷ 17.
Nhà kính trong cung Changgyeong là nhà kính theo phong cách phương Tây hiện đại đầu tiên ở Hàn Quốc, được xây dựng vào năm 1907 và vẫn mang đậm phong cách Victoria phổ biến thời bấy giờ. Mái vòm cuốn sắc nhọn và khung cửa sổ được xây dựng bằng các khung gỗ dài và mỏng, sau đó chèn các tấm kính vào bên trong. Tòa nhà có một đài phun nước kiểu thời Phục hưng đích thực và khu vườn như mê cung ở phía trước.
Myeongjeongjeon, đại sảnh của cung Changgyeong, được xây dựng trong năm thứ 14 của triều đại vua Seongjong (1483) và vẫn là đại sảnh lâu đời nhất trong số tất cả các cung điện của Hàn Quốc. Không giống các cung điện lân cận, nó có một mái và quay mặt về phía đông.
5. Gyeonghuigung
Eunghwamun, cổng trước của cung Gyeonghui, được xây dựng vào năm 1620 và ban đầu quay mặt về hướng đông. Sau đó, cổng được người Nhật chuyển trong thời gian cai trị thuộc địa trên đất nước này vào năm 1932
Sảnh chính Sungjeongjeon là nơi tổ chức các nghi lễ chính thức thời xưa. Dọc lối đi rải đá là mộ của các thần dân cũ của nhà vua.
Những cây cột gỗ uy nghi chạy dọc thành hai hàng trong sân chính. Dầm mái được thiết kế theo lối phối màu trang trí Dancheong.
Cung Gyeongbok bao gồm 11 tòa nhà ở các vị trí khác nhau như cổng chính, sân trước, sân sau. Nằm trên một hòn đảo nhỏ trong khu vườn phía sau khu nhà ở của thê thiếp là tòa nhà hai tầng nhỏ hình lục giác Hyangwonjeong. Trong khi phòng tiệc hoàng gia Gyeonghoeru được xây bằng gỗ và đá có vẻ “nam tính”, tráng lệ thì Hyangwonjeong dường như kín đáo hơn - gần như “nữ tính” và riêng tư khi đem so sánh.
Đại sảnh Geunjeongjeon được xây chủ yếu bằng gỗ, vươn lên trên khoảng sân lớn hình chữ nhật, rải rác với những khối đá đẽo. Những người thợ xây đã chủ ý sử dụng đá đẽo ráp để làm giảm độ chói.
2. Changdeok
Với vẻ lộng lẫy của mình, Injeongjeon là trung tâm của cung Changdeok. Các phái viên nước ngoài từng được tiếp đón ở đây và xưa kia đây cũng là nơi tiến hành các vấn đề lớn của nhà nước. Sàn của đại sảnh này từng được bao phủ bởi các khối đất sét nung nhưng sau đó đã bị biến đổi thành phong cách phương Tây vào năm 1908. Ngày nay nó được bao phủ bằng sàn gỗ.
Phương pháp phối màu trang trí truyền thống của Hàn Quốc Dancheong bao gồm năm màu cơ bản: màu xanh (phía đông), trắng (tây), đỏ (nam), đen (bắc) và vàng (trung tâm). Dancheong đại diện cho cấp bậc và địa vị xã hội và biểu thị một số ý nghĩa tượng trưng. Nó cũng được sử dụng để bảo vệ bề mặt của tòa nhà trước các thay đổi nhiệt độ bất thường và giúp các cấu trúc hài hòa với môi trường xung quanh.
Đồng hồ mặt trời và nước thông minh này được Jang Yeong Sil phát minh vào năm 1834 dưới sự cai trị của vua Sejong. Thiết kế tròn cũng là một dấu hiệu cho thấy các nhà khoa học triều đại Joseon có thể đọc chính xác chuyển động của Mặt trời vào thời điểm đó và cũng biết thực tế Trái đất dạng hình tròn.
3. Deoksu
Cổng Junghwamun cao ngất, bảo vệ đại sảnh Junghwajeon, cấu trúc đẹp này thường là điểm dừng chân đầu tiên của mọi tour tham quan cung điện. Đây cũng là một trong những ví dụ đẹp nhất và cổ điển về sự gặp gỡ giữa cũ và mới với các tòa nhà chọc trời hiện đại xa xa thấp thoáng ở phía sau.
Đây là những kiểu đánh dấu truyền thống trên đỉnh Hamnyeongjeon, nơi ngủ của vua Gojong. Các vị thần động vật, nhiều trong số đó thuộc 12 con giáp, có trách nhiệm xua đuổi tà ma, bảo vệ các thành viên hoàng gia ở bên trong. Vua Gojong qua đời tại đây vào năm 1919 khi 68 tuổi, Hamnyeongjeon giữ vai trò là phòng quan tài hoàng gia và phòng linh hồn nơi đặt bài vị tưởng niệm của vua.
4.Changgyeong
Honghwamun là cổng chính sặc sỡ ở phía trước của cung Changgyeong. Những mái cong cong tao nhã và mái hiên lật ngược đại diện cho lối kiến trúc bằng gỗ thế kỷ 17.
Nhà kính trong cung Changgyeong là nhà kính theo phong cách phương Tây hiện đại đầu tiên ở Hàn Quốc, được xây dựng vào năm 1907 và vẫn mang đậm phong cách Victoria phổ biến thời bấy giờ. Mái vòm cuốn sắc nhọn và khung cửa sổ được xây dựng bằng các khung gỗ dài và mỏng, sau đó chèn các tấm kính vào bên trong. Tòa nhà có một đài phun nước kiểu thời Phục hưng đích thực và khu vườn như mê cung ở phía trước.
Myeongjeongjeon, đại sảnh của cung Changgyeong, được xây dựng trong năm thứ 14 của triều đại vua Seongjong (1483) và vẫn là đại sảnh lâu đời nhất trong số tất cả các cung điện của Hàn Quốc. Không giống các cung điện lân cận, nó có một mái và quay mặt về phía đông.
5. Gyeonghuigung
Eunghwamun, cổng trước của cung Gyeonghui, được xây dựng vào năm 1620 và ban đầu quay mặt về hướng đông. Sau đó, cổng được người Nhật chuyển trong thời gian cai trị thuộc địa trên đất nước này vào năm 1932
Sảnh chính Sungjeongjeon là nơi tổ chức các nghi lễ chính thức thời xưa. Dọc lối đi rải đá là mộ của các thần dân cũ của nhà vua.
Những cây cột gỗ uy nghi chạy dọc thành hai hàng trong sân chính. Dầm mái được thiết kế theo lối phối màu trang trí Dancheong.
Theo Tuổi trẻ
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet