Hoàn công là gì? Hồ sơ, thủ tục hoàn công theo quy định hiện hành
Có không ít trường hợp sau khi xây dựng xong, chủ sở hữu về ở nhưng vẫn chưa được thừa nhận trên giấy tờ nếu xét theo mặt pháp lý. Một trong những lý do đó là thiếu thủ tục hoàn công. Vậy hoàn công là gì? Thủ tục tiến hành hoàn công như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp chủ đầu tư nắm được thông tin.
1. Hoàn công là gì? Tìm hiểu khái niệm hoàn công nhà ở
Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa về hoàn công. Đó có thể là hoàn công mạch điện, hoàn công chế tạo máy, hoàn công nhà cửa,... Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về định nghĩa hoàn công là gì theo công trình xây dựng.
Nhiều người không biết hoàn công là gì trong lĩnh vực xây dựng
Khái niệm hoàn công
Hoàn công hay hoàn công xây dựng đều là khái niệm để chỉ một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng các công trình nhà ở. Quy trình này nhằm xác nhận các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình sau khi được cấp phép xây dựng; và có nghiệm thu của công trình.
Hoàn công là bước cuối cùng sau quá trình xây dựng, mang tính pháp lý và được pháp luật quy định rõ ràng.
Hoàn công nhà ở là gì?
Khái niệm hoàn công nhà ở cũng tương tự như khái niệm trên. Trên thực thế, dù việc hoàn công không gây cản trở nhiều về mặt pháp lý, nhưng lại gây khó khăn về thực tế áp dụng. Nói rõ hơn thì đây là một trong những công tác quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho công trình vừa hoàn thiện, và là điều kiện cần để được cấp phát, đổi sổ Hồng.
Hoàn công là bước cuối cùng sau quá trình xây dựng công trình
Không chỉ vậy, hoàn công còn thể hiện thay đổi về những vấn đề liên quan đến công trình nhà cửa sau quá trình thi công như thực trạng đất. Dù là sớm hay muộn thì hoàn công là thủ tục bắt buộc mà chủ sở hữu miếng đất và căn nhà chắc chắn phải hoàn thành.
Tuy nhiên không phải tất cả, pháp luật đã đưa ra một số quy định liên quan đến các trường hợp cần và không cần hoàn công như sau:
- Đối với xây dựng ở đô thị, tất cả các trường hợp đều cần phải hoàn công.
- Các trường hợp thi công xây dựng tại các khu bảo tồn di tích lịch sử thì phải tiến hành hoàn công. Với các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn không cần giấy phép thì cũng không cần phải hoàn công.
2. Thủ tục, hồ sơ chuẩn bị cho hoàn công
Sau khi giải đáp hoàn công là gì, Batdongsan.com.vn sẽ tiếp tục chia sẻ tới bạn thủ tục hoàn công và những khái niệm liên quan. Cùng tìm hiểu xem liệu các giấy tờ, hồ sơ có rắc rối như nhiều người vẫn nghĩ không nhé.
Hồ sơ hoàn công là gì?
Hồ sơ hoàn công là khái niệm để chỉ tài liệu lý lịch của một sản phẩm công trình xây dựng. Trong đó có trình bày về các vấn đề từ chủ trương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế công trình, và sau đó là thi công xây dựng công trình. Hồ sơ cũng có thể bao gồm các vấn đề khác có liên quan đến dự án cần triển khai.
Hồ sơ hoàn công bao gồm những giấy tờ và báo cáo tương đối phức tạp
Trong đó, có một số loại giấy tờ mà quá trình hoàn công bắt buộc phải có trong hồ sơ hoàn công là: đơn xin hoàn công nhà ở được ban hành bởi Bộ xây dựng; bản vẽ hoàn công nhà ở, hợp đồng xây dựng (nếu có); biên bản nghiệm thu của công trình đến từ đơn vị thi công.
Sổ hồng hoàn công là gì?
Bên cạnh những khái niệm như hồ sơ hoàn công, thì nhiều người cũng thắc mắc không biết sổ hồng hoàn công là gì? Trên thực tế, sổ hồng hoàn công xây dựng được hiểu là một thủ tục hành chính bắt buộc trong quá trình xây dựng nhà cửa - tương tự như khái niệm hoàn công nhà ở.
Vai trò của sổ hồng hoàn công trong quá trình hoàn công là rất quan trọng. Bởi đây chính là điều kiện cần để chủ nhà có thể xin cấp giấy phép xây dựng và hoàn công, sổ đỏ và quyền sở hữu nhà cửa, tài sản, đất đai.
Thủ tục hoàn công được ban hành trong Luật xây dựng 2014
Theo quy định của pháp luật, chính xác tại Thông tư 05/2015/TT-BXD, giấy tờ và hồ sơ cụ thể cần chuẩn bị cho quá trình hoàn công như sau:
- Giấy phép xây dựng: sử dụng để chứng minh mảnh đất đã được cấp phép để xây dựng công trình nhà cửa.
- Hợp đồng xây dựng được ký kết giữa các bên liên quan đến quá trình xây dựng công trình (nếu có): Đây là bản hợp đồng thể hiện sự thoả thuận và được ký kết giữa các bên như: chủ đầu tư, chủ sở hữu, đơn vị nhận thiết kế, đơn vị thi công. Bản hợp đồng chủ yếu đề cập đến các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia vào dự án công trình xây dựng.
- Giấy tờ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: cá nhân hoặc tổ chức làm hoàn công chỉ cần điền đầy đủ thông tin cần thiết vào loại form sẵn có.
- Giấy báo cáo về kết quả thẩm tra, kèm theo văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
- Bản vẽ hoàn công: nhiều người thường thắc mắc bản vẽ hoàn công là gì? Bản vẽ hoàn công trong tiếng anh là gì? Trên thực tế, đây là bản vẽ thể hiện những thay đổi thực tế của công trình so với thiết kế gốc. Mọi nội dung cũng tương tự như bản vẽ gốc và ít được thay đổi. Tên tiếng anh của nó là As- built Drawing. Tuy nhiên, bản vẽ này chỉ được áp dụng khi công trình xây dựng có những sai lịch và khác so với thiết kế gốc.
Bản vẽ hoàn công ghi chép lại những thay đổi về kích thước so với bản vẽ ban đầu
- Giấy tờ báo cáo về kết quả kiểm định và thử nghiệm.
- Đối với các công trình có vận hành thang máy thì cần phải có hồ sơ giấy tờ xác nhận về an toàn PCCC,... (nếu có).
Những loại giấy tờ nêu trên chưa phải là tất cả. Vì vậy trong quá trình xin hoàn công, các cán bộ đảm nhiệm hạng mục này, sẽ tư vấn thêm và hướng dẫn bạn hoàn thành thủ tục.
3. Các đơn vị tham gia nghiệm thu hoàn công
Có nhiều người vẫn đang băn khoăn không biết nghiệm thu hoàn công là gì. Vậy nghiệm thu hoàn công chính xác là gì? Và những đơn vị nào sẽ tham gia nghiệm thu?
Nghiệm thu hoàn công là quá trình thẩm định thu nhận và kiểm tra dự án sau khi công trình đã được hoàn thành. Trong đó, các đơn vị tham gia nghiệm thu thường bao gồm:
- Chủ đầu tư dự án: không chỉ tổ chức việc nghiệm thu, mà chủ đầu tư dự án cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình. Nếu công trình có sự thay đổi thì chủ đầu tư cần liên lạc ngay với bên tư vấn thiết kế làm lại bản vẽ.
- Đơn vị thi công: quyết định trực tiếp tới quá trình thi công trong từng giai đoạn của công trình. Đây là đơn vị phải chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình và tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công.
- Đơn vị thiết kế công trình: Theo yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị này sẽ tham gia vào quá trình nghiệm thu. Trong trường hợp công trình có thay đổi so với ban đầu thì đơn vị thiết kế cần phải lập lại bản vẽ.
- Đơn vị giám sát xây dựng: trong suốt quá trình thi công đây sẽ là đơn vị thường xuyên đi kiểm tra và giám sát tiến độ, thực trạng công trình, sau đó làm nghiệm thu và bàn giao lại.
Hoàn công nhà không bắt buộc đối với dự án nhà ở vùng nông thôn không cần giấy phép xây dựng
4. Giá hoàn công nhà ở hiện nay
Ngoài những khoản thuế xây dựng cơ bản mà những trường hợp xây nhà ở tư nhân phải nộp, thì loại phí bắt buộc kèm theo chính là thuế lệ phí trước bạ hoàn công được quy định trong thủ tục hoàn công. Thủ tục này có thể giúp bạn xin được giấy phép hoàn công, sổ hồng và một số những thay đổi liên quan đến quyền sở hữu.
Ngày nay do thủ tục hoàn công khá phức tạp, nên nhiều người chọn sử dụng dịch vụ. Theo đó, tuỳ từng diện tích nhà, đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn công nhà mà giá hoàn công sẽ khác nhau.
Hy vọng rằng sau khi giải đáp hoàn công là gì, bạn có thể hình dung ra khái niệm, thủ tục và một số thông tin liên quan. Hoàn công nhà ở là một vấn đề tương đối phức tạp. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các đơn vị uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
NT
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet