Hình dáng sắp tới của Tp.HCM?
Ngoài khu vực nội thành hiện hữu và mở rộng sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm (diện tích 737 ha), các hướng phát triển của khu vực ngoại vi Tp.HCM sẽ bổ sung thêm hướng Tây, Tây - Nam.
Tuy nhiên việc phát triển sẽ có mức độ khác nhau tùy vào điều kiện tự nhiên, khả năng phát triển, điều kiện đất đai, thế mạnh đặc thù của từng hướng, điều kiện hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.
Đó là một trong những nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM đến năm 2005, nêu trong Tờ trình số 1666/TTr - UBND ngày 15/3/2008 của UBND Tp.HCM gửi Bộ Xây dựng.
Tờ trình xác định rằng: các nghiên cứu điều chỉnh này nhằm giải quyết các yêu cầu do Thủ tướng Chính phủ đã nêu trong Quyết định 1570/QĐ - TTg ngày 27/11/2006.
Mục tiêu là xây dựng Tp.HCM phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng, để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Quan điểm chung là phát huy vai trò đặc biệt của Tp.HCM trong mối quan hệ đối với Vùng Tp.HCM, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế; phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường...
Định hướng và hướng phát triển của thành phố
Tp.HCM sẽ gắn kết với các đô thị trong Vùng đô thị Tp.HCM, như: Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành (thuộc tỉnh Đồng Nai), Thủ Dầu Một, Dĩ An (thuộc tỉnh Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh), Đức Hoà, Bến Lức, Tân An (Long An).
Không phát triển đô thị trong khu 33.000 ha của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Củ Chi.Ngoài khu vực nội thành hiện hữu và mở rộng sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm, và ngoài các hướng phát triển của khu vực ngoại vi đã được xác định là Đông và Nam (hướng ra biển), Bắc và Tây - Bắc, nay bổ sung thêm hướng Tây, Tây - Nam.
Để tạo động lực phát triển cho cả bốn hướng phát triển, đề xuất có 4 hành lang ưu tiên phát triển. Đó là: hành lang cửa ngõ phía Đông (dọc theo tuyến cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây) kết nối với các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hoà (Đồng Nai); hành lang phía Nam dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ để kết nối các khu đô thị dọc tuyến và khu đô thị cảng Hiệp Phước; hành lang hướng Tây - Bắc (dọc quốc lộ 22) liên kết với các đô thị Đức Hòa (Long An), Trảng Bàng (Tây Ninh), Thủ Dầu Một (Bình Dương); và hành lang hướng Tây, Tây - Nam dọc trục đường Nguyễn Văn Linh kết nối các đô thị phía Nam thành phố, khu đô thị Tân Kiên, trung tâm huyện Bình Chánh...
Đồng thời cùng phối hợp phát triển với các khu vực bên ngoài ranh giới hành chính của thành phố trên cơ sở thống nhất về không gian phát triển đô thị để phát huy lợi thế, hạn chế mặt yếu làm ảnh hưởng tới phát triển và tác động môi trường.
Những phân vùng phát triển
Tại khu vực nội thành cũ, xác định 3 khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan tại các khu trung tâm hiện hữu quận 1, 3; khu vực Chợ Lớn, quận 5; khu vực Bà Chiểu, quận Bình Thạnh.
Các khu vực còn lại được quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng giữ nguyên dân số, tăng tầng cao, hệ số sử dụng đất, và giảm mật độ xây dựng, để dành quỹ đất cho phát triển công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh.
Đặc biệt phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (diện tích 427 ha). Ưu tiên phát triển các khu dân cư, khu đô thị mới quy mô lớn đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hướng Đông - Bắc với hạt nhân là khu công nghệ cao (913 ha), khu đại học quốc gia (800 ha, trong đó thuộc Tp.HCM 200 ha), Công viên Văn hoá lịch sử các dân tộc (382 ha) và một số khu chức năng khác, để nghiên cứu hình thành Khu đô thị Khoa học - Công nghệ quy mô khoảng 5.000 ha (bao gồm một phần Thủ Đức, quận 9).
Hướng Bắc sẽ phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng (bao gồm một phần huyện Hóc Môn, một phần quận 12). Hướng Tây phát triển một số khu dân cư mới (thuộc quận Bình Tân, huyện Bình Chánh) gắn với các khu công nghiệp tập trung. Hướng Nam tập trung phát triển Khu đô thị mới Nam thành phố và một số khu dân cư mới ở quận 7.
Tại khu vực ngoại thành, tập trung phát triển 2 khu đô thị mới quy mô lớn là Khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi, Hóc Môn) khoảng 6.000 ha; và khu đô thị cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) khoảng 1.600 ha. ở hướng Bắc thuộc địa bàn Hóc Môn và Củ Chi phát triển thêm một số khu dân cư mới gắn với các khu vực thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung.
Hướng Tây thuộc Bình Chánh và hướng Nam thuộc Nhà Bè phát triển thêm một số khu dân cư mới theo dạng cụm để phù hợp với điều kiện địa chất, thuỷ văn không thuận lợi và bảo vệ hệ thống sông rạch.
Đến năm 2025 bố trí diện tích đủ cho 52 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp với tổng diện tích 8.942 ha (gồm 22 khu công nghiệp tập trung và 30 cụm công nghiệp địa phương).Tại các khu công nghiệp mở rộng và hình thành mới sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp công nghệ cao.
Phát triển theo hướng đa tâm
Đến năm 2025, ngoài trung tâm chính của thành phố bao gồm trung tâm hiện hữu (gồm quận 1, 3, 4, 5 và một phần quận Bình Thạnh), sẽ có trung tâm mới mở rộng sang Thủ Thiêm (737 ha).
Sẽ có thêm các trung tâm khu vực theo 4 hướng, gồm: Phía Đông tại phường Long Trường (quận 9), giáp với trục cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây (quy mô khoảng 280 ha); Phía Bắc thuộc khu đô thị mới Tây - Bắc (300 ha); Phía Tây, khu vực giáp với Quốc lộ 1 tại xã Tân Kiên (Bình Chánh, 200 ha); Phía Nam thuộc khu A đô thị mới Nam thành phố (98 ha).
Thành phố đề xuất thêm một trung tâm khu vực phụ ở phía Bắc huyện Hóc Môn (50 ha) và một trung tâm tại phía Nam huyện Nhà Bè (khoảng 50 ha), nhằm đảm bảo bán kính phục vụ và tạo động lực giúp cho khu vực phát triển.
Thành phố cũng có những trung tâm chuyên ngành, như Trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học: ngoài khu Đại học Quốc gia đã bố trí tại Thủ Đức 200 ha (toàn khu rộng 800 ha bao gồm cả phần trên đất tỉnh Bình Dương), bố trí thêm ở các khu vực phía Nam thuộc Khu đô thị Nam thành phố (210 ha), Nhà Bè (115 ha), ở phía Tây thuộc Bình Chánh (584ha), ở phía Đông thuộc quận 9 (200 ha), ở phía Bắc thuộc Củ Chi, Hóc Môn (580 ha).
Các bệnh viện theo mô hình viện - trường và các trung tâm nghiên cứu kết hợp thực nghiệm y - dược: được bố trí tại 4 cửa ngõ, phía Đông (quận 2, 9, Thủ Đức - 65ha), phía Tây (Bình Tân, Bình Chánh - 92 ha), phía Nam (quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ - 100 ha) và phía Bắc (quận 12, Hóc Môn, Củ Chi - 300 ha).
Đó là một trong những nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM đến năm 2005, nêu trong Tờ trình số 1666/TTr - UBND ngày 15/3/2008 của UBND Tp.HCM gửi Bộ Xây dựng.
Tờ trình xác định rằng: các nghiên cứu điều chỉnh này nhằm giải quyết các yêu cầu do Thủ tướng Chính phủ đã nêu trong Quyết định 1570/QĐ - TTg ngày 27/11/2006.
Mục tiêu là xây dựng Tp.HCM phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng, để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Quan điểm chung là phát huy vai trò đặc biệt của Tp.HCM trong mối quan hệ đối với Vùng Tp.HCM, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế; phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường...
Định hướng và hướng phát triển của thành phố
Tp.HCM sẽ gắn kết với các đô thị trong Vùng đô thị Tp.HCM, như: Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành (thuộc tỉnh Đồng Nai), Thủ Dầu Một, Dĩ An (thuộc tỉnh Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh), Đức Hoà, Bến Lức, Tân An (Long An).
Không phát triển đô thị trong khu 33.000 ha của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Củ Chi.Ngoài khu vực nội thành hiện hữu và mở rộng sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm, và ngoài các hướng phát triển của khu vực ngoại vi đã được xác định là Đông và Nam (hướng ra biển), Bắc và Tây - Bắc, nay bổ sung thêm hướng Tây, Tây - Nam.
Để tạo động lực phát triển cho cả bốn hướng phát triển, đề xuất có 4 hành lang ưu tiên phát triển. Đó là: hành lang cửa ngõ phía Đông (dọc theo tuyến cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây) kết nối với các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hoà (Đồng Nai); hành lang phía Nam dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ để kết nối các khu đô thị dọc tuyến và khu đô thị cảng Hiệp Phước; hành lang hướng Tây - Bắc (dọc quốc lộ 22) liên kết với các đô thị Đức Hòa (Long An), Trảng Bàng (Tây Ninh), Thủ Dầu Một (Bình Dương); và hành lang hướng Tây, Tây - Nam dọc trục đường Nguyễn Văn Linh kết nối các đô thị phía Nam thành phố, khu đô thị Tân Kiên, trung tâm huyện Bình Chánh...
Đồng thời cùng phối hợp phát triển với các khu vực bên ngoài ranh giới hành chính của thành phố trên cơ sở thống nhất về không gian phát triển đô thị để phát huy lợi thế, hạn chế mặt yếu làm ảnh hưởng tới phát triển và tác động môi trường.
Những phân vùng phát triển
Tại khu vực nội thành cũ, xác định 3 khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan tại các khu trung tâm hiện hữu quận 1, 3; khu vực Chợ Lớn, quận 5; khu vực Bà Chiểu, quận Bình Thạnh.
Các khu vực còn lại được quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng giữ nguyên dân số, tăng tầng cao, hệ số sử dụng đất, và giảm mật độ xây dựng, để dành quỹ đất cho phát triển công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh.
Đặc biệt phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (diện tích 427 ha). Ưu tiên phát triển các khu dân cư, khu đô thị mới quy mô lớn đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hướng Đông - Bắc với hạt nhân là khu công nghệ cao (913 ha), khu đại học quốc gia (800 ha, trong đó thuộc Tp.HCM 200 ha), Công viên Văn hoá lịch sử các dân tộc (382 ha) và một số khu chức năng khác, để nghiên cứu hình thành Khu đô thị Khoa học - Công nghệ quy mô khoảng 5.000 ha (bao gồm một phần Thủ Đức, quận 9).
Hướng Bắc sẽ phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng (bao gồm một phần huyện Hóc Môn, một phần quận 12). Hướng Tây phát triển một số khu dân cư mới (thuộc quận Bình Tân, huyện Bình Chánh) gắn với các khu công nghiệp tập trung. Hướng Nam tập trung phát triển Khu đô thị mới Nam thành phố và một số khu dân cư mới ở quận 7.
Tại khu vực ngoại thành, tập trung phát triển 2 khu đô thị mới quy mô lớn là Khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi, Hóc Môn) khoảng 6.000 ha; và khu đô thị cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) khoảng 1.600 ha. ở hướng Bắc thuộc địa bàn Hóc Môn và Củ Chi phát triển thêm một số khu dân cư mới gắn với các khu vực thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung.
Hướng Tây thuộc Bình Chánh và hướng Nam thuộc Nhà Bè phát triển thêm một số khu dân cư mới theo dạng cụm để phù hợp với điều kiện địa chất, thuỷ văn không thuận lợi và bảo vệ hệ thống sông rạch.
Đến năm 2025 bố trí diện tích đủ cho 52 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp với tổng diện tích 8.942 ha (gồm 22 khu công nghiệp tập trung và 30 cụm công nghiệp địa phương).Tại các khu công nghiệp mở rộng và hình thành mới sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp công nghệ cao.
Phát triển theo hướng đa tâm
Đến năm 2025, ngoài trung tâm chính của thành phố bao gồm trung tâm hiện hữu (gồm quận 1, 3, 4, 5 và một phần quận Bình Thạnh), sẽ có trung tâm mới mở rộng sang Thủ Thiêm (737 ha).
Sẽ có thêm các trung tâm khu vực theo 4 hướng, gồm: Phía Đông tại phường Long Trường (quận 9), giáp với trục cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây (quy mô khoảng 280 ha); Phía Bắc thuộc khu đô thị mới Tây - Bắc (300 ha); Phía Tây, khu vực giáp với Quốc lộ 1 tại xã Tân Kiên (Bình Chánh, 200 ha); Phía Nam thuộc khu A đô thị mới Nam thành phố (98 ha).
Thành phố đề xuất thêm một trung tâm khu vực phụ ở phía Bắc huyện Hóc Môn (50 ha) và một trung tâm tại phía Nam huyện Nhà Bè (khoảng 50 ha), nhằm đảm bảo bán kính phục vụ và tạo động lực giúp cho khu vực phát triển.
Thành phố cũng có những trung tâm chuyên ngành, như Trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học: ngoài khu Đại học Quốc gia đã bố trí tại Thủ Đức 200 ha (toàn khu rộng 800 ha bao gồm cả phần trên đất tỉnh Bình Dương), bố trí thêm ở các khu vực phía Nam thuộc Khu đô thị Nam thành phố (210 ha), Nhà Bè (115 ha), ở phía Tây thuộc Bình Chánh (584ha), ở phía Đông thuộc quận 9 (200 ha), ở phía Bắc thuộc Củ Chi, Hóc Môn (580 ha).
Các bệnh viện theo mô hình viện - trường và các trung tâm nghiên cứu kết hợp thực nghiệm y - dược: được bố trí tại 4 cửa ngõ, phía Đông (quận 2, 9, Thủ Đức - 65ha), phía Tây (Bình Tân, Bình Chánh - 92 ha), phía Nam (quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ - 100 ha) và phía Bắc (quận 12, Hóc Môn, Củ Chi - 300 ha).
Theo VnEconomy
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet