Hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng
Hỏi: Trước đây, bố mẹ tôi có viết một bản di chúc chung với nội dung cho cháu nội (con trai tôi) toàn bộ ngôi nhà. Sau đó bố tôi lại thay đổi ý định và đã làm thủ tục chia đôi ngôi nhà để bố tôi bán phần của mình cho người khác lấy tiền sử dụng riêng.
Tôi xin hỏi bản di chúc mà mẹ tôi viết chung với bố tôi có hiệu lực thi hành hay không? Bố tôi có được hưởng tài sản thừa kế của mẹ tôi hay không? Con tôi còn nhỏ có quyền nhận tài sản thừa kế hay không? - Nguyễn Sơn (Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 29 - Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết, như vậy việc chia tài sản chung để một người mang bán phần tài sản của mình là hoàn toàn có thể thực hiện được đúng luật.
Di chúc chung của bố mẹ bạn cùng ý chí cho cháu nội toàn bộ nhà đất nhưng sau khi viết di chúc chung bố bạn đã có sự thay đổi ý định đã chia tài sản chung (nhà đất) của bố mẹ bạn, mẹ bạn đồng ý số tiền bán được bố bạn sử dụng riêng. Bản di chúc chung không thay đổi nhưng phần tài sản của bố bạn đã không còn, phần tài sản đã bán chuyển tên cho người khác. Nay mẹ bạn mất, theo Điều 646, 648 - Bộ luật Dân sự, bản di chúc hợp pháp sẽ được thực hiện theo ý nguyện của mẹ bạn, phần tài sản còn lại của mẹ bạn chuyển lại cho cháu nội được hưởng. Tuy nhiên mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý để nhận tài sản thừa kế, cháu bé phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật về người giám hộ.
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 29 - Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết, như vậy việc chia tài sản chung để một người mang bán phần tài sản của mình là hoàn toàn có thể thực hiện được đúng luật.
Di chúc chung của bố mẹ bạn cùng ý chí cho cháu nội toàn bộ nhà đất nhưng sau khi viết di chúc chung bố bạn đã có sự thay đổi ý định đã chia tài sản chung (nhà đất) của bố mẹ bạn, mẹ bạn đồng ý số tiền bán được bố bạn sử dụng riêng. Bản di chúc chung không thay đổi nhưng phần tài sản của bố bạn đã không còn, phần tài sản đã bán chuyển tên cho người khác. Nay mẹ bạn mất, theo Điều 646, 648 - Bộ luật Dân sự, bản di chúc hợp pháp sẽ được thực hiện theo ý nguyện của mẹ bạn, phần tài sản còn lại của mẹ bạn chuyển lại cho cháu nội được hưởng. Tuy nhiên mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý để nhận tài sản thừa kế, cháu bé phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật về người giám hộ.
Luật sư Trương Văn An - Văn phòng Luật sư Phúc Thọ
(Theo ANTĐ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet