Hết thời xin - cho giấy phép xây dựng
Việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) là công cụ quan trọng để quản lý quá trình đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch và quản lý an toàn công trình. Tuy nhiên, hiện các quy định của pháp luật hiện hành về GPXD còn tồn tại nhiều bất cập.
Việc ban hành một Nghị định về GPXD là điều rất cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép xây dựng và đồng thời tránh cơ chế xin - cho trong quá trình cấp phép xây dựng.
Các quy định hiện hành về GPXD vẫn chưa phân rõ các loại GPXD và tính chất của công trình, mẫu GPXD và đơn xin cấp phép xây dựng cho công trình và nhà ở riêng lẻ. Vẫn chỉ có một mẫu chung, các thông tin và nội dung trong GPXD còn thiếu. Chính vì thế, dự thảo đã phân rõ các loại GPXD: GPXD công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật), GPXD nhà ở riêng lẻ (đô thị và nông thôn), GPXD tạm, GPXD theo giai đoạn, GPXD sửa chữa-cải tạo…
Theo đó, trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư phải xin GPXD trừ các công trình như công trình bí mật nhà nước; công trình theo lệnh khẩn cấp; công trình tạm phục vụ thi công công trình chính; công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư; công trình hạ tầng kỹ thuật của các dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500; công trình sửa chữa cải tạo không làm thay đổi bộ mặt kiến trúc chính, kết cấu chịu lực, mục đích sử dụng và an toàn công trình; nhà ở riêng lẻ ở vùng sâu vùng xa, ở các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch.
Dự thảo này cũng quy định đối với trường hợp cấp GPXD tạm, công trình phải nằm trong khu vực đã có quy hoạch phân khu, đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện. Đồng thời, chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng tạm phải có văn bản cam kết phá dỡ công trình khi GPXD tạm hết thời hạn và không yêu cầu bồi thường đối với công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố.
Theo đó, người dân không phải xin phép mà đề nghị cơ quan chức năng làm đúng trách nhiệm. Dự thảo quy định, khi nhận hồ sơ xin GPXD, trong vòng 5 ngày làm việc, đơn vị được giao thẩm định phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu phải thông báo cho chủ đầu tư hoàn chỉnh và việc yêu cầu bổ sung chỉ thực hiện 1 lần. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, thời gian cấp GPXD không quá 20 ngày làm việc đối với công trình, không quá 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, không quá 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp GPXD, trong thời hạn nêu trên cơ quan cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Quá thời hạn ghi trong biên nhận mà cơ quan cấp phép xây dựng không thông báo cho chủ đầu tư, chủ đầu tư được khởi công xây dựng công trình theo thiết kế có trong hồ sơ đề nghị cấp GPXD. Quy định cũng nêu rõ, cơ quan cấp phép xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại do việc cấp phép xây dựng chậm gây ra.
Theo dự thảo, trong hồ sơ xin đề nghị cấp GPXD, ngoài những giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình, bản vẽ… thì công trình xây chen có tầng hầm phải có thêm biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận được chủ đầu tư phê duyệt. Nhà ở từ 3 tầng trở lên phải có bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, người chủ nhiệm, các đơn vị liên quan và kèm theo bản sao có chứng thực và chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu trên.
Để đảm bảo chất lượng công trình khi thi công, dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tư vấn, thi công. Theo đó, các tổ chức, cá nhân này sẽ chịu sự kiểm tra, xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật do lỗi mà mình gây ra.
Có nghị định về GPXD
Hiện các quy định về cấp phép xây dựng chỉ nằm rải rác tại một số nghị định về đầu tư, xây dựng và vẫn chưa có quy định riêng. Nhằm điều chỉnh toàn diện và phù hợp với yêu cầu quản lý, yêu cầu thực tế của công tác cấp phép xây dựng, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, dễ áp dụng các quy định của pháp luật, ban soạn thảo Nghị định về GPXD và quản lý xây dựng theo giấy phép đang lấy ý kiến các tỉnh - thành để hoàn thành dự thảo trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Nghị định này sau khi ban hành sẽ thay thế những quy định về GPXD tại NĐ 12/2009 và NĐ 83/2009.Các quy định hiện hành về GPXD vẫn chưa phân rõ các loại GPXD và tính chất của công trình, mẫu GPXD và đơn xin cấp phép xây dựng cho công trình và nhà ở riêng lẻ. Vẫn chỉ có một mẫu chung, các thông tin và nội dung trong GPXD còn thiếu. Chính vì thế, dự thảo đã phân rõ các loại GPXD: GPXD công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật), GPXD nhà ở riêng lẻ (đô thị và nông thôn), GPXD tạm, GPXD theo giai đoạn, GPXD sửa chữa-cải tạo…
Theo đó, trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư phải xin GPXD trừ các công trình như công trình bí mật nhà nước; công trình theo lệnh khẩn cấp; công trình tạm phục vụ thi công công trình chính; công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư; công trình hạ tầng kỹ thuật của các dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500; công trình sửa chữa cải tạo không làm thay đổi bộ mặt kiến trúc chính, kết cấu chịu lực, mục đích sử dụng và an toàn công trình; nhà ở riêng lẻ ở vùng sâu vùng xa, ở các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch.
Dự thảo này cũng quy định đối với trường hợp cấp GPXD tạm, công trình phải nằm trong khu vực đã có quy hoạch phân khu, đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện. Đồng thời, chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng tạm phải có văn bản cam kết phá dỡ công trình khi GPXD tạm hết thời hạn và không yêu cầu bồi thường đối với công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố.
Hết xin - cho
Thực tế hiện vẫn tồn tại cơ chế xin - cho trong quá trình cấp GPXD. Do đó, với những quy định cụ thể về trình tự thủ tục, quy định rõ đối tượng, các hình thức GPXD, nội dung, điều kiện, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng, bản vẽ cũng như những căn cứ xét duyệt, việc điều chỉnh, phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan… sẽ tránh được cơ chế này.Theo đó, người dân không phải xin phép mà đề nghị cơ quan chức năng làm đúng trách nhiệm. Dự thảo quy định, khi nhận hồ sơ xin GPXD, trong vòng 5 ngày làm việc, đơn vị được giao thẩm định phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu phải thông báo cho chủ đầu tư hoàn chỉnh và việc yêu cầu bổ sung chỉ thực hiện 1 lần. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, thời gian cấp GPXD không quá 20 ngày làm việc đối với công trình, không quá 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, không quá 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp GPXD, trong thời hạn nêu trên cơ quan cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Quá thời hạn ghi trong biên nhận mà cơ quan cấp phép xây dựng không thông báo cho chủ đầu tư, chủ đầu tư được khởi công xây dựng công trình theo thiết kế có trong hồ sơ đề nghị cấp GPXD. Quy định cũng nêu rõ, cơ quan cấp phép xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại do việc cấp phép xây dựng chậm gây ra.
Theo dự thảo, trong hồ sơ xin đề nghị cấp GPXD, ngoài những giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình, bản vẽ… thì công trình xây chen có tầng hầm phải có thêm biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận được chủ đầu tư phê duyệt. Nhà ở từ 3 tầng trở lên phải có bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, người chủ nhiệm, các đơn vị liên quan và kèm theo bản sao có chứng thực và chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu trên.
Để đảm bảo chất lượng công trình khi thi công, dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tư vấn, thi công. Theo đó, các tổ chức, cá nhân này sẽ chịu sự kiểm tra, xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật do lỗi mà mình gây ra.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet