Hàn Quốc: Cần thêm biện pháp thúc đẩy thị trường BĐS
Theo báo cáo của Trung tâm Tài chính Quốc tế Hàn Quốc (KCIF) hôm 4/4, các ngân hàng đầu tư nước ngoài không kỳ vọng thị trường BĐS Hàn Quốc sẽ khởi sắc từ chính sách nhà ở mới của chính phủ trong thời gian ngắn chủ yếu là do những dự đoán tăng giá nhà vẫn còn mơ hồ.
Ngày 1/4 , Chính phủ đã công bố một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường BĐS trì trệ của Hàn Quốc bao gồm việc cắt giảm thuế cho những người mua nhà đầu tiên và cắt giảm nguồn cung nhà mới để giữ cho giá nhà giảm hơn nữa.
Ảnh Opp-connect.com |
Cụ thể hơn, những người mua nhà đầu tiên có thu nhập ít hơn 60 triệu won/ năm (1,1 tỉ đồng) và mua nhà trị giá ít hơn 600 triệu won đồng thời có diện tích nhỏ hơn 85m2 sẽ được miễn thuế mua lại BĐS. Ngoài ra chính phủ còn miễn thuế lãi vốn (CGT) đối với BĐS trị giá 900 triệu won được bán sau 5 năm.
Theo báo cáo của KCIF, ngân hàng đầu tư Nhật Bản Daiwa Securities cho rằng nhu cầu nhà ở phục hồi sẽ đi kèm với những hy vọng giá trị BĐS sẽ leo dốc. Trừ khi chính phủ nới lỏng các quy định, chẳng hạn như giảm thêm thuế cho người sở hữu nhiều nhà, còn không sẽ khó khăn cho Hàn Quốc khi muốn chứng kiến thị trường BĐS hồi phục.
Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse lưu ý rằng một dự báo lạc quan và niềm tin được cải thiện về nền kinh tế là những yếu tố cần thiết cho sự phục hồi của thị trường BĐS.
Thị trường BĐS Hàn Quốc vẫn đang trải qua sự trì trệ kéo dài, gây tổn hại cho các công ty xây dựng và toàn bộ nền kinh tế, trong bối cảnh nợ nần cao kỷ lục của các hộ gia đình lên đến 959,4 nghìn tỷ won (859,9 tỷ USD) tính đến cuối tháng 12/2012.
Ngân hàng Mỹ Citigroup cảnh báo rằng chính sách mới có thể ngăn cản sự phục hồi nếu quốc hội trì hoãn phê chuẩn các biện pháp mới.
Trái lại, Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch lại dự đoán chính sách nhà ở mới sẽ có lợi cho các vùng đô thị. Nomura của Nhật Bản dự kiến các biện pháp mới sẽ mang lại tác động tích cực và cho rằng giá BĐS sẽ thoát đáy trong quý đầu tiên.
NhungTong
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet