Hải Phòng: Nhà ở xã hội vướng do đâu?
Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết, hiện nay TP có 8 dự án nhà ở xã hội đầu tư vốn ngân sách Nhà nước, tổng diện tích sử dụng 37.554m2 với 1.533 căn hộ.
Riêng đầu tư xây dựng 3 nhà KTX sinh viên 8 tầng (540 phòng), diện tích sàn 35.274m2; 1 KTX 5 tầng (108 phòng) diện tích sàn 7.345m2.
Ngoài ra, TP có 7 dự án phát triển nhà ở thu nhập thấp, gồm: Khu chung cư Cát Bi; khu chung cư Bắc Sơn; khu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại chung cư Him Lam; khu dịch vụ, nhà ở cho công nhân ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão; khu chung cư PG, khu nhà tại lô BT3, BT4 P.Cát Bi, Q.Hải An.
Tuy nhiên hầu hết các dự án triển khai rất chậm so với tiến độ được duyệt. Việc quản lý dự án, tiến độ, chất lượng công trình xây còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Theo Sở Xây dựng thì năng lực tài chính, chuyên môn của một số chủ đầu tư, nhà thầu thi công còn hạn chế; Nhà ở cho công nhân KCN tập trung hầu như chưa có, chủ yếu công nhân tự thuê nhà dân. Bên cạnh đó công tác GPMB còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đảm bảo tiến độ giao đất sạch cho chủ đầu tư.Một trong những vướng mắc là các nhà đầu tư rất khó khai thác được các nguồn vốn tín dụng dài hạn từ ngân hàng. Nếu khai thác được thì lãi suất cao ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
Mặc dù TP đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội nhưng việc triển khai thực tế còn một số bất cập, vấn đề chính là mức thu nhập của đối tượng chính sách và khả năng chi trả tiền thuê, mua nhà vẫn còn khoảng cách khá xa, chưa kể một số chi phí hàng tháng cho dịch vụ đi kèm. Các DN chưa mặn mà với loại hình xây nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua (về lý thuyết sau 20 - 30 năm dự án mới thu hồi được vốn) mà đang hướng sang mô hình nhà ở cho người thu nhập thấp (phương thức bán thu tiền ngay, lãi tối đa 10% giá xây dựng).
Để DN quan tâm vào các dự án nhà ở xã hội thì cần được tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác GPMB, bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư đúng tiến độ. Bên cạnh đó việc thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận quỹ đất trích lại từ các dự án phát triển nhà theo Nghị quyết của HĐND TP để xây dựng nhà ở xã hội như có thể thành lập Quỹ phát triển nhà ở TP Hải Phòng theo quy định của Luật Nhà ở để có cơ sở đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách.
Cán bộ Phòng Quản lý nhà thuộc Sở Xây dựng cho biết, theo đúng điều kiện những đối tượng được mua cũng phải "xem xét". Khu chung cư 3 tầng, 9 lô ở Cát Bi do Cty Xây dựng và phát triển đầu tư xây dựng được 180 căn hộ (căn hộ đơn hơn 30m2, căn hộ kép 50m2). Giá vào thời điểm năm 2001 khi công trình hoàn thành cho một căn hộ đơn khoảng 50 triệu đồng và căn hộ kép 73 triệu đồng. Với giá đó, những người thu nhập thấp có khả năng mua được nhà.
Tuy nhiên, trong thực tế, ở những khu chung cư, tái định cư dành cho người có thu nhập thấp hoặc trung bình lại xuất hiện một số người có thu nhập cao bỏ tiền ra đầu tư và cho người thu nhập thấp thuê lại. Bởi thế, nhà ở xã hội ở Hải Phòng cũng đang bị ảnh hưởng xu thế thương mại hóa.
Ngoài ra, TP có 7 dự án phát triển nhà ở thu nhập thấp, gồm: Khu chung cư Cát Bi; khu chung cư Bắc Sơn; khu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại chung cư Him Lam; khu dịch vụ, nhà ở cho công nhân ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão; khu chung cư PG, khu nhà tại lô BT3, BT4 P.Cát Bi, Q.Hải An.
Tuy nhiên hầu hết các dự án triển khai rất chậm so với tiến độ được duyệt. Việc quản lý dự án, tiến độ, chất lượng công trình xây còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Theo Sở Xây dựng thì năng lực tài chính, chuyên môn của một số chủ đầu tư, nhà thầu thi công còn hạn chế; Nhà ở cho công nhân KCN tập trung hầu như chưa có, chủ yếu công nhân tự thuê nhà dân. Bên cạnh đó công tác GPMB còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đảm bảo tiến độ giao đất sạch cho chủ đầu tư.Một trong những vướng mắc là các nhà đầu tư rất khó khai thác được các nguồn vốn tín dụng dài hạn từ ngân hàng. Nếu khai thác được thì lãi suất cao ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
Mặc dù TP đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội nhưng việc triển khai thực tế còn một số bất cập, vấn đề chính là mức thu nhập của đối tượng chính sách và khả năng chi trả tiền thuê, mua nhà vẫn còn khoảng cách khá xa, chưa kể một số chi phí hàng tháng cho dịch vụ đi kèm. Các DN chưa mặn mà với loại hình xây nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua (về lý thuyết sau 20 - 30 năm dự án mới thu hồi được vốn) mà đang hướng sang mô hình nhà ở cho người thu nhập thấp (phương thức bán thu tiền ngay, lãi tối đa 10% giá xây dựng).
Để DN quan tâm vào các dự án nhà ở xã hội thì cần được tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác GPMB, bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư đúng tiến độ. Bên cạnh đó việc thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận quỹ đất trích lại từ các dự án phát triển nhà theo Nghị quyết của HĐND TP để xây dựng nhà ở xã hội như có thể thành lập Quỹ phát triển nhà ở TP Hải Phòng theo quy định của Luật Nhà ở để có cơ sở đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách.
Cán bộ Phòng Quản lý nhà thuộc Sở Xây dựng cho biết, theo đúng điều kiện những đối tượng được mua cũng phải "xem xét". Khu chung cư 3 tầng, 9 lô ở Cát Bi do Cty Xây dựng và phát triển đầu tư xây dựng được 180 căn hộ (căn hộ đơn hơn 30m2, căn hộ kép 50m2). Giá vào thời điểm năm 2001 khi công trình hoàn thành cho một căn hộ đơn khoảng 50 triệu đồng và căn hộ kép 73 triệu đồng. Với giá đó, những người thu nhập thấp có khả năng mua được nhà.
Tuy nhiên, trong thực tế, ở những khu chung cư, tái định cư dành cho người có thu nhập thấp hoặc trung bình lại xuất hiện một số người có thu nhập cao bỏ tiền ra đầu tư và cho người thu nhập thấp thuê lại. Bởi thế, nhà ở xã hội ở Hải Phòng cũng đang bị ảnh hưởng xu thế thương mại hóa.
(Theo Baoxaydung)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet