Hải Phòng: GPMB dự án BĐS Thành Công - Chậm... do chính sách?
Theo dự án BĐS Thành Công đã được UBND TP Hải Phòng cấp phép cho Cty TNHH Tập đoàn bất động sản Thành Công tại xã Thuỷ Đường - huyện Thuỷ Nguyên. Tuy nhiên, đến nay, sau 4 năm dự án vẫn chưa thực hiện xong phần đền bù GPMB do phương án đền bù chưa thỏa đáng.
Tuy vậy, DN lại cho rằng GPMB chậm tiến độ cũng là do những bất cập từ... chính sách. Dự án đuợc thực hiện trên 30 ha đất nông nghiệp thuộc 2 thôn Xanh Soi, và thôn Núi Một xã Thuỷ Đường, với tổng vốn đầu tư là 1.660 tỷ VND.
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Dần - Chủ tịch UBND xã Thủy Đường thừa nhận rằng: Thủy Đường là địa phương có hạn mức đất nông nghiệp thấp nhất thành phố, bằng 1/3 so với những nơi khác, khoảng 180m2/1khẩu. Nghĩa là chỉ 36 triệu /khẩu. Do đó, khi áp dụng khung giá đất trên thì tiền đền bù cho các hộ là rất thấp.
Ông Nguyễn Văn Duyên ở thôn Xanh Soi cho biết: Chính quyền đã hai lần thu hồi đất nông nghiệp của chúng tôi để xây dựng các dự án, gia đình tôi đều đồng thuận, giao đất ngay. Nhưng hiện nay, nhà tôi chỉ còn 14 thước (336m2) để trồng rau nuôi cả gia đình. Mỗi năm thu nhập cũng khoảng hơn 100 triệu VNĐ. Nay, thành phố lại thu hồi nốt thì chúng tôi sinh sống ra sao ?
Chủ tịch UBND xã Thuỷ Đường còn cho biết thêm: Dù làm nông nghiệp nhưng người dân nơi đây được đánh giá là khá giả hơn các vùng khác. Ngoài việc trồng lúa thì nhiều hộ chuyển qua trồng rau, hoa màu, mang lại lợi nhuận khá cao. Vì thế, cũng dễ hiểu khi giá đền bù cho toàn bộ điền sản chỉ bằng một năm sản xuất thì nhiều người dân không chịu nhận tiền đền bù. Hiện tại, theo thống kê của UBND xã Thủy Đường sau thu hồi đất để thực hiện dự án BĐS của Cty Thành Công thì thôn Xanh Soi chỉ còn lại 2% đất nông nghiệp. Với gần 500 hộ dân thuần nông, chỉ 2% đất nông nghiệp, họ sẽ làm gì ?
Tại Quyết định 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 ghi rõ: Thành phố không thực hiện việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp bằng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà thay vào đó, tất cả sẽ được chi trả bằng tiền mặt. Và mức hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng 2 lần giá đất nông nghiệp cùng vị trí. Như vậy, tính bình quân mỗi hộ gia đình tại Thủy Đường sẽ nhận được từ 70-100 triệu VNĐ tiền đền bù và các khoản hỗ trợ khác.
Do đó, điều mà dư luận quan tâm là với hạn mức đất nông nghiệp quá thấp như vậy, người dân sẽ làm gì sau khi nhận khoản tiền đền bù nói trên?
Ông Nguyễn Văn Viển - Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thủy Nguyên cho biết: Nhà đầu tư đã có cam kết trong việc hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động của địa phương khi dự án đi vào hoạt động. Theo đó, chủ dự án sẽ ưu tiên sử dụng 1.500 lao động, trong đó có 500 lao động phổ thông là người địa phương, tuổi không quá 45. Nhưng, thành phố cũng nên có quy hoạch đất phi sản xuất nông nghiệp để đền bù cho dân.
Tuy nhiên, đây là một điều khó khăn cho người dân trong vùng dự án vì phần lớn người làm nông trình độ thấp lại ở vào lứa tuổi trên 45. Hơn nữa chờ được dự án triển khai hoàn thành đi vào hoạt động ít nhất phải mất 4 - 5 năm.
Được biết UBND huyện Thủy Nguyên đã có kiến nghị thành phố hỗ trợ người dân trong việc giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho những hộ mất 100% đất nông nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Đành rằng, đây là một dự án lớn mà theo UBND thành phố sẽ đem lại nhiều lợi ích, song các cơ quan chức năng cũng nên xem xét đến lợi ích của gần 1.000 hộ dân tại xã Thủy Đường. Có như thế mới tạo được sự hài hòa giữa DN thực hiện dự án và người dân địa phương.
Không đồng tình mức đền bù quá thấp
Ngày 21/1/2011 UBND Tp. Hải Phòng ra thông báo số 25/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư, biệt thự cao cấp bán và cho thuê, khách sạn 5 sao và khu ẩm thực chợ đêm của Cty Thành Công. Theo đó, gần như toàn bộ đất nông nghiệp thuộc thôn Xanh Soi và Núi Một thuộc xã Thủy đường bị thu hồi. Theo Quyết định 2295/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND thành phố Hải Phòng, thì mức giá bồi thường đất nông nghiệp tại Thủy Nguyên được áp dụng như sau: Vị trí 1 (hạng 1,2): 60.000đ/m2; vị trí II (hạng 3,4): 55.000đ/m2; vị trí III (hạng 5,6): 50.000đ/m2.Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Dần - Chủ tịch UBND xã Thủy Đường thừa nhận rằng: Thủy Đường là địa phương có hạn mức đất nông nghiệp thấp nhất thành phố, bằng 1/3 so với những nơi khác, khoảng 180m2/1khẩu. Nghĩa là chỉ 36 triệu /khẩu. Do đó, khi áp dụng khung giá đất trên thì tiền đền bù cho các hộ là rất thấp.
Ông Nguyễn Văn Duyên ở thôn Xanh Soi cho biết: Chính quyền đã hai lần thu hồi đất nông nghiệp của chúng tôi để xây dựng các dự án, gia đình tôi đều đồng thuận, giao đất ngay. Nhưng hiện nay, nhà tôi chỉ còn 14 thước (336m2) để trồng rau nuôi cả gia đình. Mỗi năm thu nhập cũng khoảng hơn 100 triệu VNĐ. Nay, thành phố lại thu hồi nốt thì chúng tôi sinh sống ra sao ?
Chủ tịch UBND xã Thuỷ Đường còn cho biết thêm: Dù làm nông nghiệp nhưng người dân nơi đây được đánh giá là khá giả hơn các vùng khác. Ngoài việc trồng lúa thì nhiều hộ chuyển qua trồng rau, hoa màu, mang lại lợi nhuận khá cao. Vì thế, cũng dễ hiểu khi giá đền bù cho toàn bộ điền sản chỉ bằng một năm sản xuất thì nhiều người dân không chịu nhận tiền đền bù. Hiện tại, theo thống kê của UBND xã Thủy Đường sau thu hồi đất để thực hiện dự án BĐS của Cty Thành Công thì thôn Xanh Soi chỉ còn lại 2% đất nông nghiệp. Với gần 500 hộ dân thuần nông, chỉ 2% đất nông nghiệp, họ sẽ làm gì ?
Chính sách chưa phù hợp
Theo Điều 22, nghị định 69/2009 NĐ - CP quy định: “hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. b) Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Việc áp dụng theo hình thức này được thực hiện đối với các địa phương có điều kiện về quỹ đất... Việc lựa chọn hình thức hỗ trợ và mức hỗ trợ nào lại do UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế của địa phương”.Tại Quyết định 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 ghi rõ: Thành phố không thực hiện việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp bằng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà thay vào đó, tất cả sẽ được chi trả bằng tiền mặt. Và mức hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng 2 lần giá đất nông nghiệp cùng vị trí. Như vậy, tính bình quân mỗi hộ gia đình tại Thủy Đường sẽ nhận được từ 70-100 triệu VNĐ tiền đền bù và các khoản hỗ trợ khác.
Do đó, điều mà dư luận quan tâm là với hạn mức đất nông nghiệp quá thấp như vậy, người dân sẽ làm gì sau khi nhận khoản tiền đền bù nói trên?
Ông Nguyễn Văn Viển - Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thủy Nguyên cho biết: Nhà đầu tư đã có cam kết trong việc hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động của địa phương khi dự án đi vào hoạt động. Theo đó, chủ dự án sẽ ưu tiên sử dụng 1.500 lao động, trong đó có 500 lao động phổ thông là người địa phương, tuổi không quá 45. Nhưng, thành phố cũng nên có quy hoạch đất phi sản xuất nông nghiệp để đền bù cho dân.
Tuy nhiên, đây là một điều khó khăn cho người dân trong vùng dự án vì phần lớn người làm nông trình độ thấp lại ở vào lứa tuổi trên 45. Hơn nữa chờ được dự án triển khai hoàn thành đi vào hoạt động ít nhất phải mất 4 - 5 năm.
Được biết UBND huyện Thủy Nguyên đã có kiến nghị thành phố hỗ trợ người dân trong việc giao đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho những hộ mất 100% đất nông nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Đành rằng, đây là một dự án lớn mà theo UBND thành phố sẽ đem lại nhiều lợi ích, song các cơ quan chức năng cũng nên xem xét đến lợi ích của gần 1.000 hộ dân tại xã Thủy Đường. Có như thế mới tạo được sự hài hòa giữa DN thực hiện dự án và người dân địa phương.
(Theo DDDN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet