Hải Phòng: Dự án lớn, trách nhiệm... nhỏ
Hàng chục năm trời, dự án khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi vẫn chưa hòan thành...giải phóng mặt bằng, khiến dân chán nản.
Quyết định số 130/QĐ -TTg ngày 21/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc giao đất thực hiện xây dựng khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi khi đưa vào thực hiện đã làm thay đổi từng phần diện mạo đô thị của Hải Phòng. Buồn thay, diện mạo đó tới cả chục năm trời vẫn còn dang dở, không biết đến bao giờ mới giải phóng xong được mặt bằng.
Người dân thì... “méo mặt” bởi phải sống trong những căn nhà tồi tàn xuống cấp. Chính quyền thì... luôn nhận... khiếu kiện. Các DN tham gia thực hiện quản lý, đầu tư, xây dựng dự án thì... luôn phải tất bật chạy đôn chạy đáo cố thúc đẩy, nhưng “cỗ xe rùa” nhúc nhích cũng chẳng được là bao.
Bà Đàm Thị Thọ ở tổ 25 P Đông Khê có chồng là thương binh, nay ông bà đã ở tuổi ngoài 70 mà vẫn thấp thỏm gần chục năm trời vì trong diện GPMB. Mới đây vợ chồng bà giao lại đất cho Dự án , số tiền tạm lĩnh được thực hiện theo Nghị định 22 nên chỉ đủ thời gian thuê nhà khoảng 2 - 3 tháng. Bà Thọ than vãn : “Cảnh già như chúng tôi chẳng còn sống được là bao, cứ ăn nhờ, ở đậu thế này thì khổ lắm. Chúng tôi không sợ việc bàn giao đất cho Dự án, nhưng bàn giao rồi thì tại sao chính quyền không kiên quyết thu hồi của những hộ cố tình chây ỳ để sớm bàn giao đất tái định cư cho chúng tôi”.
Cũng tại tổ 25- Đông Khê, nhà ông Nguyễn Công U. và Bùi Nguyên S. không thể chờ đợi khi nhà cửa xuống cấp, họ đã tự xây không phép trong khi đã có kiểm kê và thông báo nhận tiền từ nhiều năm trước. Rốt cục là họ sẽ chịu thiệt thòi khi đánh đổi cho căn nhà ọp ẹp trước đó.
Theo báo cáo của chủ Dự án là Cty TNHH MTV thương mại đầu tư phát triển đô thị Hải Phòng, đến nay một phần đất Dự án tại các phường : Cầu Tre, Lạc Viên, Máy Tơ, Đông Khê, Đằng Hải, Đằng Giang, Đằng Lâm thuộc các quận : Ngô Quyền và Hải An đều triển khai rất chậm trong công tác bồi thường GPMB, không đạt tiến độ so với yêu cầu của UBND TP Hải Phòng. Đặc biệt Dự án tuyến đường 100 mét đang “nóng bỏng” về GPMB. Trong khi quỹ đất dành cho tái định cư của Dự án tại An Đồng - An Dương - Hải Phòng đã thông báo thu hồi từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn còn ách tắc và có hiện tượng xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp.
Ở Hải Phòng, tính từ khi Dự án Ngã 5 - Sân bay Cát Bi được khởi công thì đây cũng là điểm nóng về đơn thư khiếu kiện khiến Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Theo đó, các cấp chính quyền địa phương cũng chịu ảnh hưởng không ít bới những đơn thư luôn luôn có cả chục năm nay. Tuy nhiên, việc đền bù GPMB từ trước tới nay là chuyện không dễ, nhưng cũng không vì việc khó mà có thể kéo dài đến hơn chục năm cho một dự án được. Cũng không thể hoàn toàn đổ tại cho người dân, bởi đối với họ đã có chính sách, pháp luật hướng dẫn rất cụ thể, rành mạch.
Có thể nói, dự án Ngã 5 - Sân bay Cát Bi hay còn gọi là “cỗ xe rùa” đang chuyển động ỳ ạch là do con người điều khiển nó. Chính xác hơn là, các cấp chính quyền chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. “Bài toán” GPMB tại Dự án này đã bế tắc từ chục năm nay và có nguy cơ kéo dài hơn nữa, bởi có một “chìa khoá” duy nhất để giải được đó là phải phát huy tối đa tính trách nhiệm của các cấp chính quyền.
Người dân thì... “méo mặt” bởi phải sống trong những căn nhà tồi tàn xuống cấp. Chính quyền thì... luôn nhận... khiếu kiện. Các DN tham gia thực hiện quản lý, đầu tư, xây dựng dự án thì... luôn phải tất bật chạy đôn chạy đáo cố thúc đẩy, nhưng “cỗ xe rùa” nhúc nhích cũng chẳng được là bao.
Dân khổ vì đâu?
Cụ thể, từ năm 2004 có 99/151 hộ dân với diện tích 8.746 m2 thuộc lô 3 - phường Đông Khê - quận Ngô Quyền kiên quyết chưa nhận tiền bàn giao đất vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đáng lẽ, chính quyền phải thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng suốt từ năm 2004 đến cuối năm 2010 phần đất này vẫn bị “ngâm” khiến nhiều hộ dân phải “lánh nạn” thuê ở chỗ khác do nhà của xuống cấp hoặc bán tống, bán tháo nhà cửa đi mua đất khác ở. Những hộ còn lại đành ngậm ngùi ở trong những căn nhà lụp xụp, xuống cấp, hoặc liều hơn nữa thì xây trái phép... Thậm chí, đã có nhiều hộ tự nguyện bàn giao mặt bằng cho dự án, nhưng vẫn phải chờ mỏi mắt mới có thể nhận đất tái định cư tại chỗ vì còn lại một số hộ vẫn kiên trì bám trụ khiến dự án không triển khai được.Bà Đàm Thị Thọ ở tổ 25 P Đông Khê có chồng là thương binh, nay ông bà đã ở tuổi ngoài 70 mà vẫn thấp thỏm gần chục năm trời vì trong diện GPMB. Mới đây vợ chồng bà giao lại đất cho Dự án , số tiền tạm lĩnh được thực hiện theo Nghị định 22 nên chỉ đủ thời gian thuê nhà khoảng 2 - 3 tháng. Bà Thọ than vãn : “Cảnh già như chúng tôi chẳng còn sống được là bao, cứ ăn nhờ, ở đậu thế này thì khổ lắm. Chúng tôi không sợ việc bàn giao đất cho Dự án, nhưng bàn giao rồi thì tại sao chính quyền không kiên quyết thu hồi của những hộ cố tình chây ỳ để sớm bàn giao đất tái định cư cho chúng tôi”.
Cũng tại tổ 25- Đông Khê, nhà ông Nguyễn Công U. và Bùi Nguyên S. không thể chờ đợi khi nhà cửa xuống cấp, họ đã tự xây không phép trong khi đã có kiểm kê và thông báo nhận tiền từ nhiều năm trước. Rốt cục là họ sẽ chịu thiệt thòi khi đánh đổi cho căn nhà ọp ẹp trước đó.
Theo báo cáo của chủ Dự án là Cty TNHH MTV thương mại đầu tư phát triển đô thị Hải Phòng, đến nay một phần đất Dự án tại các phường : Cầu Tre, Lạc Viên, Máy Tơ, Đông Khê, Đằng Hải, Đằng Giang, Đằng Lâm thuộc các quận : Ngô Quyền và Hải An đều triển khai rất chậm trong công tác bồi thường GPMB, không đạt tiến độ so với yêu cầu của UBND TP Hải Phòng. Đặc biệt Dự án tuyến đường 100 mét đang “nóng bỏng” về GPMB. Trong khi quỹ đất dành cho tái định cư của Dự án tại An Đồng - An Dương - Hải Phòng đã thông báo thu hồi từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn còn ách tắc và có hiện tượng xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp.
Bài toán... trách nhiệm
Tại dự án tuyến đường 100 mét (nằm trong Dự án Ngã 5 - Sân bay Cát Bi) đã nhiều năm, các cấp chính quyền và Ban QLDA phải “mỏi mồm” giải thích về luật. Mới đây, quận Ngô Quyền cùng các phường có tuyến đường chạy qua đã cố gắng cưỡng chế GPMB. Cuộc cưỡng chế này tỏ ra rất thành công vì sau một thời gian dài, nhiều hộ dân đã “thấm” về chính sách được tuyên truyền, giải thích rõ ràng. Sự phản ứng của những hộ dân này diễn ra rất yếu ớt, mang tính chiếu lệ khi bị cưỡng chế. Nhưng, không cẩn thận sự cố gắng này của chính quyền trở thành công “dã tràng” vì gần đây có nhiều đối tượng quá khích quay lại chống đối, ngăn cản không cho thi công khi công trình đang làm những hạng mục cuối cùng. Một cán bộ của Ban QLDA bức xúc : “Chúng tôi đã kịp thời báo cáo chính quyền can thiệp, bảo vệ thi công, nhưng rốt cuộc chỉ nhận được sự im lặng đáng tiếc. Nếu tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công mà còn khiến cho sự coi thường pháp luật càng trở nên phức tạp hơn”.Việc chậm giải phóng mặt bằng tại các dự án đang là nguyên nhân chính làm thiệt hại lớn cho quyền lợi của DN và người dân. Trách nhiệm đó thuộc về chính quyền. |
Ở Hải Phòng, tính từ khi Dự án Ngã 5 - Sân bay Cát Bi được khởi công thì đây cũng là điểm nóng về đơn thư khiếu kiện khiến Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Theo đó, các cấp chính quyền địa phương cũng chịu ảnh hưởng không ít bới những đơn thư luôn luôn có cả chục năm nay. Tuy nhiên, việc đền bù GPMB từ trước tới nay là chuyện không dễ, nhưng cũng không vì việc khó mà có thể kéo dài đến hơn chục năm cho một dự án được. Cũng không thể hoàn toàn đổ tại cho người dân, bởi đối với họ đã có chính sách, pháp luật hướng dẫn rất cụ thể, rành mạch.
Có thể nói, dự án Ngã 5 - Sân bay Cát Bi hay còn gọi là “cỗ xe rùa” đang chuyển động ỳ ạch là do con người điều khiển nó. Chính xác hơn là, các cấp chính quyền chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. “Bài toán” GPMB tại Dự án này đã bế tắc từ chục năm nay và có nguy cơ kéo dài hơn nữa, bởi có một “chìa khoá” duy nhất để giải được đó là phải phát huy tối đa tính trách nhiệm của các cấp chính quyền.
(Theo DĐDN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet