Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, nguồn vốn khổng lồ trên sẽ được huy động từ ngân sách trung ương, ngân sách thành phố, vốn ODA, BT, BOT và các nguồn vốn khác.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố cho biết, số vốn trên sẽ được ưu tiên tập trung xây dựng một loạt các tuyến đường vành đai: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4 và 5; phát triển hệ thống khung hạ tầng đường bộ, các tuyến đường hướng tâm và kết nối liên thông theo mạng, giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn trong mạng lưới giao thông…

Theo đó, với các tuyến đường hướng tâm, quốc lộ, thành phố sẽ tập trung thi công để hoàn thành các tuyến đường: Quốc lộ 32 (đoạn Diễn – Nhổn), đường nối Nhật Tân – Nội Bài, đường 1A, quốc lộ 2 (đoạn Phủ Lỗ - Nội Bài), quốc lộ 6 (Ba La – Yên Nghĩa – Xuân Mai)…

Hà Nội: Xây vành đai chống ách tắc giao thông | ảnh 1
Cảnh thường thấy trên các tuyến đường Thủ đô.

Các tuyến đường kết nối nội đô: Văn Cao – Hồ Tây, Cát Linh – La Thành; La Thành – Thái Hà – Láng; Yên Hòa – Bảo tàng Dân tộc học, Tôn Thất Tùng kéo dài đến đường vành đai 3, Kim Mã – Trần Phú, Nguyễn Tam Trinh…cũng sẽ đều được tập trung thi công hoàn thành sớm để kết nối các tuyến đường trong nội đô.

Với các cầu qua sông sẽ tập trung nguồn lực, hoàn thành cầu Đông Trù (thuộc dự án đường 5 kéo dài), cầu Nhật Tân, cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2). Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án các cầu lớn qua sông Hồng: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cạt và một số cầu qua sông Đuống, Nhuệ, Đáy…

Theo kế hoạch trên, trong giai đoạn từ nay đến 2015, Hà Nội cũng sẽ đầu tư xây mới và cải tạo 35 cầu yếu trên địa bàn các quận, huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Ba Vì… để đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo kết nối các khu vực, vùng, miền, khai thác tối đa mạng lưới đường hiện có và hợp lý hóa trong vận tải.

Thành phố cũng sẽ tập trung vốn hoàn thành các nút giao thông khác cốt: Nút Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Láng; nút Lạng Hạ - Lê Văn Lương – Láng; Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng; nút Bắc Thăng Long – Nam Đồng… Đồng thời, đầu tư xây dựng 15 cầu đi bộ qua đường trên các tuyến phố: Liễu Giai, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân…

Hà Nội: Xây vành đai chống ách tắc giao thông | ảnh 2
Dự kiến nhiều tuyến đường vành đai sẽ được xây dựng để chống ùn tắc.

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cũng khẳng định, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh – Hà Đông) vào năm 2015; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) để đưa vào sử dụng vào năm 2016.

Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo); phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai tuyến đường sắt số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi để hoàn thành vào năm 2018.

Ngoài ra, thành phố sẽ tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến bãi đỗ xe trong khu vực nội độ, ven đô; xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối. Dành quỹ đất để bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2, 3. Tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch trên địa bàn các huyện Hoàng Mai, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Sóc Sơn…

Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, ngoài các biện pháp trên, thành phố sẽ tăng cường tuyên truyền về ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, tạo sự ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế với kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân, giảm bức xúc về giao thông đô thị.

(Theo VnMedia)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME