Hà Nội: Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc cấp GCNQSD đất
Nhiều năm gần đây, thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, nhà ở là lĩnh vực phức tạp nhất cả về số lượng thành phần hồ sơ, trình tự lẫn thời gian giải quyết. Điều này gây phiền hà cho tổ chức, công dân, trở thành vấn đề bức xúc kéo dài ở nhiều địa phương.
Do đó, Chỉ thị số 1474/CT-TTg về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng (QSD) đất, quyền sở hữu (QSH) nhà và tài sản khác gắn liền với đất vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành được nhiều người quan tâm.
Văn phòng đăng ký QSD đất quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: Chỉ khoảng 50% hồ sơ địa chính từ các phường chuyển lên đạt yêu cầu, còn lại đều phải hướng dẫn lại cán bộ địa chính cấp cơ sở để họ về hướng dẫn công dân. Đoàn kiểm tra đột xuất công tác giải quyết TTHC của TP Hà Nội đi kiểm tra liên tục trong 4 năm qua, thấy hầu như đơn vị nào cũng mắc sai sót trong lĩnh vực địa chính: Thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ kéo dài, dữ liệu địa chính còn thiếu, hồ sơ địa chính chưa chính xác. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại đó là do ý thức trách nhiệm của một số chính quyền cơ sở.
Việc giải quyết TTHC đã có quy định áp dụng thực hiện theo cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" từ năm 2007. Theo đó, các ngành, các cấp liên quan sẽ liên thông giải quyết và việc tiếp nhận, trả kết quả sẽ được thực hiện tại bộ phận "một cửa" nhưng do phối hợp không tốt nên việc liên thông vẫn chậm tiến độ. Hơn nữa, không ít đơn vị có bộ phận "một cửa" khang trang nhưng lĩnh vực địa chính vẫn thực hiện tại phòng chuyên môn.
Theo kết quả điều tra khảo sát về cảm nhận của người dân về nền hành chính công do Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) thực hiện mới đây, lĩnh vực "mất điểm" nhất đối với người dân là những TTHC có liên quan đến đất đai cụ thể là việc cấp sổ đỏ: 45% số người dân tham gia khảo sát cho rằng thủ tục liên quan đến QSD đất là những thủ tục phiền hà nhất; 67% số người trả lời khảo sát cho rằng TTHC cần quá nhiều giấy tờ và 73% trong số họ cho rằng cần có mối quen biết mới hoàn thành được thủ tục cần làm.
Chỉ thị nêu rõ: Các tỉnh, TP chỉ đạo rà soát, thống kê toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp GNC và hồ sơ đăng ký biến động đất đai đã tiếp nhận chưa giải quyết; số GCN đã ký chưa trao, tập trung lực lượng, phấn đấu giải quyết xong các công việc này trước tháng 12/2011. Đối với những trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến thì UBND các tỉnh, TP xem xét ban hành quy định cụ thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong 2 năm 2011 và 2012 để lập hồ sơ quản lý.
Trong năm 2001, UBND TP Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở cho các hộ gia đình cá nhân. Mới đây, UBND TP Hà Nội tiếp tục giao cho các ngành chức năng rà soát và tinh giản các TTHC trong việc cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (sổ đỏ) trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Tư pháp, Sở Xây dựng có trách nhiệm rà soát các TTHC quy định tại Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 của UBND TP Hà Nội về cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với QSD đất ở tại Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất việc cải tiến, tinh giản thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân (bao gồm cả trình tự, thủ tục bán nhà, cấp GCN QSD đất khi thực hiện Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ); đồng thời đề xuất bổ sung chế tài cụ thể xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp GCN đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, báo cáo UBND TP trước ngày 15/9/2011.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, Hà Nội quyết tâm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của chính quyền cơ sở đối với công tác cấp GCN, yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của các cấp này từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhằm tránh triệt để tình trạng "dân cần nhưng chính quyền đủng đỉnh".
Rối bời với thủ tục nhà đất
Để thực hiện một bộ hồ sơ liên quan đến lĩnh vực nhà đất, công dân thường phải đi lại nhiều lần do gặp khó khăn trong việc hoàn thiện đầy đủ các thành phần hồ sơ theo quy định. Thậm chí, ngay cả các cấp chính quyền cũng lúng túng trong việc xử lý hồ sơ về đất đai, nhất là ở những địa bàn có nguồn gốc đất không rõ ràng, sự quản lý đất đai bị buông lỏng qua nhiều thời kỳ.Văn phòng đăng ký QSD đất quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: Chỉ khoảng 50% hồ sơ địa chính từ các phường chuyển lên đạt yêu cầu, còn lại đều phải hướng dẫn lại cán bộ địa chính cấp cơ sở để họ về hướng dẫn công dân. Đoàn kiểm tra đột xuất công tác giải quyết TTHC của TP Hà Nội đi kiểm tra liên tục trong 4 năm qua, thấy hầu như đơn vị nào cũng mắc sai sót trong lĩnh vực địa chính: Thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ kéo dài, dữ liệu địa chính còn thiếu, hồ sơ địa chính chưa chính xác. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại đó là do ý thức trách nhiệm của một số chính quyền cơ sở.
Việc giải quyết TTHC đã có quy định áp dụng thực hiện theo cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" từ năm 2007. Theo đó, các ngành, các cấp liên quan sẽ liên thông giải quyết và việc tiếp nhận, trả kết quả sẽ được thực hiện tại bộ phận "một cửa" nhưng do phối hợp không tốt nên việc liên thông vẫn chậm tiến độ. Hơn nữa, không ít đơn vị có bộ phận "một cửa" khang trang nhưng lĩnh vực địa chính vẫn thực hiện tại phòng chuyên môn.
Theo kết quả điều tra khảo sát về cảm nhận của người dân về nền hành chính công do Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) thực hiện mới đây, lĩnh vực "mất điểm" nhất đối với người dân là những TTHC có liên quan đến đất đai cụ thể là việc cấp sổ đỏ: 45% số người dân tham gia khảo sát cho rằng thủ tục liên quan đến QSD đất là những thủ tục phiền hà nhất; 67% số người trả lời khảo sát cho rằng TTHC cần quá nhiều giấy tờ và 73% trong số họ cho rằng cần có mối quen biết mới hoàn thành được thủ tục cần làm.
Chấn chỉnh việc cấp GCN
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp GCN ở địa phương, nhất là đất ở và đất chuyên dùng.Chỉ thị nêu rõ: Các tỉnh, TP chỉ đạo rà soát, thống kê toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp GNC và hồ sơ đăng ký biến động đất đai đã tiếp nhận chưa giải quyết; số GCN đã ký chưa trao, tập trung lực lượng, phấn đấu giải quyết xong các công việc này trước tháng 12/2011. Đối với những trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến thì UBND các tỉnh, TP xem xét ban hành quy định cụ thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong 2 năm 2011 và 2012 để lập hồ sơ quản lý.
Trong năm 2001, UBND TP Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở cho các hộ gia đình cá nhân. Mới đây, UBND TP Hà Nội tiếp tục giao cho các ngành chức năng rà soát và tinh giản các TTHC trong việc cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân (sổ đỏ) trên địa bàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Tư pháp, Sở Xây dựng có trách nhiệm rà soát các TTHC quy định tại Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 của UBND TP Hà Nội về cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với QSD đất ở tại Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất việc cải tiến, tinh giản thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân (bao gồm cả trình tự, thủ tục bán nhà, cấp GCN QSD đất khi thực hiện Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ); đồng thời đề xuất bổ sung chế tài cụ thể xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp GCN đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, báo cáo UBND TP trước ngày 15/9/2011.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, Hà Nội quyết tâm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của chính quyền cơ sở đối với công tác cấp GCN, yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của các cấp này từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhằm tránh triệt để tình trạng "dân cần nhưng chính quyền đủng đỉnh".
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet