Hà Nội: Xác định không gian phát triển công nghiệp 10 năm tới
Chiều qua (21/2), cho ý kiến về dự thảo QH phát triển công nghiệp TP Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu không phát triển khu công nghệ cao ở 1 nơi cố định mà cần xây dựng cơ chế để khuyến khích kịp thời bất kỳ nhà đầu tư, dự án nào có sử dụng công nghệ cao.
Theo đó, nội dung QH phát triển công nghiệp Hà Nội có nhiều nét rất đáng chú ý.
Về định hướng phát triển không gian công nghiệp, dự thảo QH xác định, phía Bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm bố trí khoảng 3.200 ha sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử-công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược-mỹ phẩm, dệt may…
Về phía Nam thuộc Thường Tín, Phú Xuyên với khoảng 1.500 ha sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các tỉnh phía nam Hà Nội; phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Ở phía Tây là Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn với khoảng 1.800 ha sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực là công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, hóa dược-mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp…
Theo dự thảo QH, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 2011-2020 là 238.757 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 125.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 113.000 tỷ đồng.
Để công nghiệp Hà Nội trong tương lai có thêm hàm lượng chất xám cao, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo QH phát triển ngành này gắn với quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng chế và tận dụng được những lợi thế so sánh như vị trí địa lý, vai trò trung tâm, thị trường lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh rằng, trong mối quan hệ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người làm quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội cần phải xác định là đẩy mạnh ngay các bước hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã có hiện nay.
Cần trên 230.000 tỷ đồng
Theo dự thảo QH phát triển công nghiệp TP Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu chung là xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước, phát triển công nghệ gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn. Trên cơ sở đó, tạo nên các sản phẩm chất lượng và giá trị cao có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước.Mục tiêu cụ thể của QH là bảo đảm sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 11,32%, giai đoạn 2016-2020 tăng 12,13% và giai đoạn 2021-2030 tăng 10,20%. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 41-42% trong GDP của TP, trong đó công nghiệp chiếm 31-32%.Về định hướng phát triển không gian công nghiệp, dự thảo QH xác định, phía Bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm bố trí khoảng 3.200 ha sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử-công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược-mỹ phẩm, dệt may…
Về phía Nam thuộc Thường Tín, Phú Xuyên với khoảng 1.500 ha sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các tỉnh phía nam Hà Nội; phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Ở phía Tây là Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn với khoảng 1.800 ha sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực là công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, hóa dược-mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp…
Theo dự thảo QH, tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 2011-2020 là 238.757 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 125.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 113.000 tỷ đồng.
Tăng hàm lượng chất xám
Kết luận chỉ đạo hoàn thiện dự thảo QH này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Công thương tiếp tục hoàn thiện bản QH với tinh thần đẩy mạnh phát triển kinh tế trí thức, gắn phát triển công nghiệp với dịch vụ chất lượng cao và nông nghiệp hiện đại. Vì Hà Nội chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp hàng hóa thì phải gắn với công nghiệp chế biến, muốn có dịch vụ chất lượng cao phải có sản phẩm công nghiệp chất lượng cao và ngược lại.Để công nghiệp Hà Nội trong tương lai có thêm hàm lượng chất xám cao, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo QH phát triển ngành này gắn với quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng chế và tận dụng được những lợi thế so sánh như vị trí địa lý, vai trò trung tâm, thị trường lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh rằng, trong mối quan hệ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người làm quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội cần phải xác định là đẩy mạnh ngay các bước hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã có hiện nay.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet