Hà Nội: Vận dụng tối đa mức cho phép để xây dựng giá đền bù
Việc kiểm điểm công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ, TĐC tại các công trình trọng điểm của Trung ương và Hà Nội, Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã nhấn mạnh tới việc đẩy nhanh tiến độ, tăng cường giải thích và tạo mọi điều kiện cho người dân trong công tác đền bù, GPMB ở Hà Nội.
Báo cáo của Ban chỉ đạo GPMB TP về tình hình GPMB, bồi thường hỗ trợ, tái định cư (TĐC) 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp cho 5 tháng cuối năm 2012 cho biết, tới năm 2012 trên địa bàn Hà Nội có 1.047 dự án liên quan tới thu hồi đất, GPMB với tổng diện tích là 10.358 ha. Tuy nhiên, sau 7 tháng đầu năm 2012 TP mới hòan thành xong 67 dự án và 43 dự án (theo phân kỳ đầu tư) với diện tích đất đã được GPMB là hơn 747,2 ha và chi trả được 4.407 tỷ đồng tiền bồi thường và hỗ trợ cho 17.177 tổ chức, cá nhân và bố trí TĐC cho 404 hộ. Công tác GPMB ở một số dự án còn chậm tiến độ so với yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP...
Những khó khăn vướng mắc liên quan tới GPMB ở Hà Nội vẫn chủ yếu là vướng về cơ chế chính sách (chính sách về giá bồi thường, cơ chế di chuyển các công trình ngầm và nổi, chính sách TĐC, giao đất dịch vụ cho các hộ dân có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi...); Một số quận, huyện không có đề xuất phương án giải quyết vướng mắc cụ thể, chưa ban hành quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại đúng thẩm quyền, dẫn tới việc người dân gửi đơn thư, khiếu nại vượt cấp; Các chủ đầu tư chưa quan tâm tốt việc chuẩn bị điều kiện (vốn, quỹ đất, nhà TĐC...) để triển khai dự án; Không ít nơi thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chủ đầu tư và các cấp chính quyền địa phương... gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hồi đất, GPMB cho các dự án.
Sau khi nghe ý kiến của Ban chỉ đạo GPMG TP, các quận, huyện và các ban ngành liên quan, Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã nhấn mạnh tới tiến độ GPMB cho các công trình dự án trọng điểm của Hà Nội. Riêng về vấn đề cơ chế chính sách đền bù, PCT Vũ Hồng Khanh cho rằng, cần dựa vào khung giá đất công bố hàng năm của Hà Nội theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Quan điểm chỉ đạo của Thành phố là vận dụng tối đa mức cho phép để xây dựng giá đền bù cao nhất cho người dân.
Ngoài ra, cần rà sóat lại những nơi nào có giá đất quá thấp so với thực tế thì đề xuất với UBND TP nghiên cứu điều chỉnh tăng vì quyền lợi của nhân dân, tuy nhiên không để mất cân đối về giá đền bù so với các khu vực khác. Về vấn đề di chuyển mộ để GPMB, theo PCT Vũ Hồng Khanh, cần dựa theo khung giá đền bù chung của Thành phố.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư nên hỗ trợ thêm cho người dân, giúp họ di chuyển mồ mả được thuận lợi và nhanh chóng. Việc giải quyết đền bù phải có cơ sở pháp lý theo quy định của Nhà nước (cụ thể là căn cứ vào sổ đỏ, chứ không chỉ dựa vào sự khai báo của tổ chức, cá nhân). Đối với các dự án có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì xem xét giải quyết, nhưng không vì việc khiếu nại tố cáo mà dừng dự án. UBND TP sẽ tiếp tục thực hiện các Dự án mà đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án trọng điểm cần tập trung thực hiện GPMB, trong trường hợp cần thiết có thể tạm ứng tiền để triển khai GPMB khẩn trương hơn...
Những khó khăn vướng mắc liên quan tới GPMB ở Hà Nội vẫn chủ yếu là vướng về cơ chế chính sách (chính sách về giá bồi thường, cơ chế di chuyển các công trình ngầm và nổi, chính sách TĐC, giao đất dịch vụ cho các hộ dân có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi...); Một số quận, huyện không có đề xuất phương án giải quyết vướng mắc cụ thể, chưa ban hành quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại đúng thẩm quyền, dẫn tới việc người dân gửi đơn thư, khiếu nại vượt cấp; Các chủ đầu tư chưa quan tâm tốt việc chuẩn bị điều kiện (vốn, quỹ đất, nhà TĐC...) để triển khai dự án; Không ít nơi thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chủ đầu tư và các cấp chính quyền địa phương... gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hồi đất, GPMB cho các dự án.
Xây dựng Cầu Nhật Tân - Một dự án đang vướng về GPMB ở Hà Nội |
Sau khi nghe ý kiến của Ban chỉ đạo GPMG TP, các quận, huyện và các ban ngành liên quan, Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã nhấn mạnh tới tiến độ GPMB cho các công trình dự án trọng điểm của Hà Nội. Riêng về vấn đề cơ chế chính sách đền bù, PCT Vũ Hồng Khanh cho rằng, cần dựa vào khung giá đất công bố hàng năm của Hà Nội theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Quan điểm chỉ đạo của Thành phố là vận dụng tối đa mức cho phép để xây dựng giá đền bù cao nhất cho người dân.
Ngoài ra, cần rà sóat lại những nơi nào có giá đất quá thấp so với thực tế thì đề xuất với UBND TP nghiên cứu điều chỉnh tăng vì quyền lợi của nhân dân, tuy nhiên không để mất cân đối về giá đền bù so với các khu vực khác. Về vấn đề di chuyển mộ để GPMB, theo PCT Vũ Hồng Khanh, cần dựa theo khung giá đền bù chung của Thành phố.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư nên hỗ trợ thêm cho người dân, giúp họ di chuyển mồ mả được thuận lợi và nhanh chóng. Việc giải quyết đền bù phải có cơ sở pháp lý theo quy định của Nhà nước (cụ thể là căn cứ vào sổ đỏ, chứ không chỉ dựa vào sự khai báo của tổ chức, cá nhân). Đối với các dự án có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì xem xét giải quyết, nhưng không vì việc khiếu nại tố cáo mà dừng dự án. UBND TP sẽ tiếp tục thực hiện các Dự án mà đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án trọng điểm cần tập trung thực hiện GPMB, trong trường hợp cần thiết có thể tạm ứng tiền để triển khai GPMB khẩn trương hơn...
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet