Hà Nội: Ưu tiên xây dựng những tuyến đường vành đai
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó: Hà Nội sẽ ưu tiên nghiên cứu đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh các tuyến đường bộ vành đai và xây mới các trục chính đô thị.
Quy hoạch tổng thể giao thông Hà Nội trong đó vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặt ra là giải quyết ách tắc giao thông gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các công trình ngầm...
Thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng các quốc lộ và cao tốc hướng tâm, vành đai giao thông đô thị 2 và 3 (kể cả đường trên cao), xây dựng các vành đại giao thông liên vùng (vành đai 4 và 5).
Cụ thể, các tuyến vành đai được ưu tiên là: Vành đai 1 (trục Đông - Tây), vành đai 2 (bao gồm cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù), vành đai 3 (bao gồm cầu Phù Đổng 2), vành đai 4 (bao gồm cầu Hồng Hà, cầu Đuống) và vành đai 5.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ hoàn thành nâng cấp mạng lưới đường bộ khu vực, mở rộng trục Đông-Tây (đường vành đai 1 cũ), nâng cấp các đường phố chính và đường khu vực. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe ngầm, cao tầng tại khu vực nội thành.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng ưu tiên các dự án nâng cấp, xây dựng các quốc lộ và cao tốc hướng tâm.
Hiện, quỹ đất dành cho giao thông quá thấp trong khi mật độ phương tiện gia tưng nhanh chóng. Vì vậy, theo quy hoạch từ 2020-2030, quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 18-20% diện tích đất đô thị (trong đó giao thông tĩnh 4-6%), riêng ở các quận nội thành cũ đạt 10-12%.
Giao thông thành phố cũng được mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị nhằm tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội, kết nối trung tâm Thủ đô với các khu đô thị mới, các trục của khu vực phía Tây thành phố.
Không chỉ các tuyến đường bộ, các tuyến đường sắt đô thị bao gồm cả đi ngầm và trên cao cũng sẽ đượ đẩy nhanh tiến độ xây dựng để hoàn thành giúp vận chuyển hành khách và giảm ùn tắc và “gỡ rối” cho giao thông đô thị.
Lĩnh vực đường sông được nâng cấp xây dựng các cảng, bến cảng và cải tạo tuyến sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống.
Về hàng không, thành phố ưu tiên nghiên cứu đầu tư mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tỏng công suất đạt 20-25 triệu hành khách/năm, 260.000 tấn hàng hóa/năm và có diện tích dự phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ.
Thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng các quốc lộ và cao tốc hướng tâm, vành đai giao thông đô thị 2 và 3 (kể cả đường trên cao), xây dựng các vành đại giao thông liên vùng (vành đai 4 và 5).
Cụ thể, các tuyến vành đai được ưu tiên là: Vành đai 1 (trục Đông - Tây), vành đai 2 (bao gồm cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù), vành đai 3 (bao gồm cầu Phù Đổng 2), vành đai 4 (bao gồm cầu Hồng Hà, cầu Đuống) và vành đai 5.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ hoàn thành nâng cấp mạng lưới đường bộ khu vực, mở rộng trục Đông-Tây (đường vành đai 1 cũ), nâng cấp các đường phố chính và đường khu vực. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe ngầm, cao tầng tại khu vực nội thành.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng ưu tiên các dự án nâng cấp, xây dựng các quốc lộ và cao tốc hướng tâm.
Hiện, quỹ đất dành cho giao thông quá thấp trong khi mật độ phương tiện gia tưng nhanh chóng. Vì vậy, theo quy hoạch từ 2020-2030, quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 18-20% diện tích đất đô thị (trong đó giao thông tĩnh 4-6%), riêng ở các quận nội thành cũ đạt 10-12%.
Giao thông thành phố cũng được mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị nhằm tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội, kết nối trung tâm Thủ đô với các khu đô thị mới, các trục của khu vực phía Tây thành phố.
Không chỉ các tuyến đường bộ, các tuyến đường sắt đô thị bao gồm cả đi ngầm và trên cao cũng sẽ đượ đẩy nhanh tiến độ xây dựng để hoàn thành giúp vận chuyển hành khách và giảm ùn tắc và “gỡ rối” cho giao thông đô thị.
Lĩnh vực đường sông được nâng cấp xây dựng các cảng, bến cảng và cải tạo tuyến sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống.
Về hàng không, thành phố ưu tiên nghiên cứu đầu tư mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tỏng công suất đạt 20-25 triệu hành khách/năm, 260.000 tấn hàng hóa/năm và có diện tích dự phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ.
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet