Hà Nội: Ưu tiên đoạn phía Nam quốc lộ 18 của dự án Vành đai 4
Vừa qua, Bộ GTVT có Tờ trình số 2841/TTr-BGTVT về việc phê duyệt chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18.
Theo Bộ GTVT cần thiết tách lập quy hoạch chi tiết đoạn phía Nam quốc lộ 18 và ưu tiên những đoạn cần thiết để góp phần giảm ùn tắc, thúc đẩy phát triển KT-XH cho khu vực.
Trong khi đó, đoạn phía Bắc quốc lộ 18 còn đang nghiên cứu theo ý kiến của các địa phương để tạo hiệu quả trong phát triển KT-XH của khu vực, do vậy việc tách càng cần thiết để đáp ứng nhu cầu, tiến độ đầu tư. Đường Vành đai 4, đoạn phía Nam quốc lộ 18 dài 98km, đi qua 14 quận, huyện của 3 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.
Dự báo, nhu cầu vận tải của khu vực này rất cao và cần phải xây dựng tuyến theo khu vực với mức độ ưu tiên khác nhau. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để kết nối, tăng hiệu quả khai thác các tuyến cao tốc, trục quốc lộ hướng tâm, đồng thời sẽ phân bố lại lưu lượng phương tiện từ phía Bắc về phía Nam.
Về quy mô kỹ thuật, đoạn tuyến này sẽ đạt đường cao tốc loại A, cho phép xe chạy với vận tốc thiết kế 100km/h. Cụ thể, quy mô tuyến chính gồm 6 làn cao tốc, có đường gom hai bên đối với đoạn qua khu đô thị, dân cư…
Trên tuyến dự kiến có 12 nút giao thông khác mức, liên thông với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long… Ngoài ra, còn có 16 cầu vượt tại các trục chính quan trọng. Toàn tuyến phía Nam sẽ chia thành các đoạn ưu tiên và hoàn thành 98km trước năm 2020.
Bộ GTVT kiến nghị, với những đoạn đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) hoàn vốn bằng quỹ đất địa phương sẽ do UBND các tỉnh, thành phố quyết định phê duyệt đầu tư, tổ chức thực hiện trên cơ sở hồ sơ được duyệt. Phần còn lại, chia thành các dự án theo địa bàn từng địa phương, Bộ GTVT sẽ phê duyệt dự án và chuyển giao cho địa phương huy động vốn xây dựng, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.
Các dự án không có khả năng thực hiện đầu tư theo hình thức BT, BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), giao các bộ, ngành và địa phương cân đối phân bổ ngân sách hằng năm, huy động vốn vay ODA cũng như nguồn khác để đầu tư.
Theo tờ trình của Bộ GTVT, Vành đai 4 đoạn qua Hà Nội dài 56,5km, bắt đầu tại km3+695 đi theo hướng Tây - Nam giao với quốc lộ 2, qua khu đô thị mới Mê Linh, vượt sông Hồng, cắt Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 1A, Pháp Vân - Cầu Giẽ và vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở.
Với đoạn qua Hà Nội, UBND thành phố đã có văn bản kiến nghị cho xây dựng một số đoạn theo hình thức BT và PPP (hợp tác nhà nước - tư nhân). Cụ thể, đoạn từ QL 32 đến QL6 và đoạn từ QL6 đến QL1B thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Những đoạn còn lại nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP, trong đó ưu tiên đoạn từ QL32 qua sông Hồng nối với QL2 đến QL3 mới.
Hoàn thành 98km đường Vành đai 4 trước năm 2020
Theo Bộ GTVT, việc lập dự án cho toàn tuyến đường Vành đai 4 không cần thiết, bởi đây là dự án lớn không thể đầu tư xây dựng cùng lúc trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Hiện đường Vành đai 4 đoạn phía Nam quốc lộ 18 đã ổn định về hướng tuyến, quy mô quy hoạch và được các bộ, ngành, địa phương thống nhất, ủng hộ.Trong khi đó, đoạn phía Bắc quốc lộ 18 còn đang nghiên cứu theo ý kiến của các địa phương để tạo hiệu quả trong phát triển KT-XH của khu vực, do vậy việc tách càng cần thiết để đáp ứng nhu cầu, tiến độ đầu tư. Đường Vành đai 4, đoạn phía Nam quốc lộ 18 dài 98km, đi qua 14 quận, huyện của 3 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.
Dự báo, nhu cầu vận tải của khu vực này rất cao và cần phải xây dựng tuyến theo khu vực với mức độ ưu tiên khác nhau. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để kết nối, tăng hiệu quả khai thác các tuyến cao tốc, trục quốc lộ hướng tâm, đồng thời sẽ phân bố lại lưu lượng phương tiện từ phía Bắc về phía Nam.
Về quy mô kỹ thuật, đoạn tuyến này sẽ đạt đường cao tốc loại A, cho phép xe chạy với vận tốc thiết kế 100km/h. Cụ thể, quy mô tuyến chính gồm 6 làn cao tốc, có đường gom hai bên đối với đoạn qua khu đô thị, dân cư…
Trên tuyến dự kiến có 12 nút giao thông khác mức, liên thông với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long… Ngoài ra, còn có 16 cầu vượt tại các trục chính quan trọng. Toàn tuyến phía Nam sẽ chia thành các đoạn ưu tiên và hoàn thành 98km trước năm 2020.
Sẽ huy động nhiều nguồn vốn đầu tư
Dự kiến tổng mức đầu tư cho đường Vành đai 4, đoạn phía Nam quốc lộ 18 là khoảng 66.584 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 36.148 tỷ đồng, chi phí GPMB 10.058 tỷ đồng…Bộ GTVT kiến nghị, với những đoạn đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) hoàn vốn bằng quỹ đất địa phương sẽ do UBND các tỉnh, thành phố quyết định phê duyệt đầu tư, tổ chức thực hiện trên cơ sở hồ sơ được duyệt. Phần còn lại, chia thành các dự án theo địa bàn từng địa phương, Bộ GTVT sẽ phê duyệt dự án và chuyển giao cho địa phương huy động vốn xây dựng, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.
Các dự án không có khả năng thực hiện đầu tư theo hình thức BT, BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), giao các bộ, ngành và địa phương cân đối phân bổ ngân sách hằng năm, huy động vốn vay ODA cũng như nguồn khác để đầu tư.
Theo tờ trình của Bộ GTVT, Vành đai 4 đoạn qua Hà Nội dài 56,5km, bắt đầu tại km3+695 đi theo hướng Tây - Nam giao với quốc lộ 2, qua khu đô thị mới Mê Linh, vượt sông Hồng, cắt Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 1A, Pháp Vân - Cầu Giẽ và vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở.
Với đoạn qua Hà Nội, UBND thành phố đã có văn bản kiến nghị cho xây dựng một số đoạn theo hình thức BT và PPP (hợp tác nhà nước - tư nhân). Cụ thể, đoạn từ QL 32 đến QL6 và đoạn từ QL6 đến QL1B thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Những đoạn còn lại nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP, trong đó ưu tiên đoạn từ QL32 qua sông Hồng nối với QL2 đến QL3 mới.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet