Hà Nội: Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên sẽ hoàn thành trong 3 năm nữa
Vùa qua, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2014. Bên cạnh đó, từ nay đến 2015, Hà Nội cũng sẽ nỗ lực phát triển thêm nhiều tuyến xe buýt mới.
Thành phố đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào năm 2014; Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội).
Thời gian tới thành phố sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi để hoàn thành vào năm 2018; Triển khai xây dựng hạ tầng kết nối giữa các tuyến đường sắt với các loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng khác.
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, Hà Nội cũng lên kế hoạch hoàn thiện dần hệ thống xe buýt như việc phát triển thêm 6 điểm trung chuyển xe buýt Sơn Tây, Đông Anh, Yên Nghĩa, cầu Bươu, Gia Thụy, Hoàn Lạc. Xây dựng mới trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng tại Kim Mã. Trong 5 năm (2011 - 2015), Hà Nội phấn đấu tăng từ 65 tuyến xe buýt lên đến 77 tuyến.
Thời gian tới thành phố sẽ tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe trong khu vực nội đô, ven đô; Xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối; Dành quỹ đất để bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2, 3; Tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch trên địa bàn Hoàng Mai, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì…
Hà Nội cũng ưu tiên đầu tư xây dựng 50 bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe lắp ghép hoặc bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô; Cải tạo, hoặc nâng cấp một số bến xe hiện có như: bến xe Mỹ Đình, bến xe Phía Nam, bến xe Gia Lâm…
Thành phố sẽ quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng các bến, bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh. Để làm được điều đó trong năm 2011, thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng mạng lưới bến, bãi đỗ xe để quy hoạch sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vân tải và quy hoạch chung thành phố.
Thời gian tới thành phố sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi để hoàn thành vào năm 2018; Triển khai xây dựng hạ tầng kết nối giữa các tuyến đường sắt với các loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng khác.
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, Hà Nội cũng lên kế hoạch hoàn thiện dần hệ thống xe buýt như việc phát triển thêm 6 điểm trung chuyển xe buýt Sơn Tây, Đông Anh, Yên Nghĩa, cầu Bươu, Gia Thụy, Hoàn Lạc. Xây dựng mới trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng tại Kim Mã. Trong 5 năm (2011 - 2015), Hà Nội phấn đấu tăng từ 65 tuyến xe buýt lên đến 77 tuyến.
Thời gian tới thành phố sẽ tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe trong khu vực nội đô, ven đô; Xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối; Dành quỹ đất để bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2, 3; Tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch trên địa bàn Hoàng Mai, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì…
Hà Nội cũng ưu tiên đầu tư xây dựng 50 bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe lắp ghép hoặc bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô; Cải tạo, hoặc nâng cấp một số bến xe hiện có như: bến xe Mỹ Đình, bến xe Phía Nam, bến xe Gia Lâm…
Thành phố sẽ quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng các bến, bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh. Để làm được điều đó trong năm 2011, thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng mạng lưới bến, bãi đỗ xe để quy hoạch sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vân tải và quy hoạch chung thành phố.
(Theo Dantri)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet