Hà Nội tập trung xử lý các trường hợp vi phạm đất nông nghiệp
Thời gian qua, các cử tri Hà Nội đã nhiều lần phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp để xây dựng trái phép. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu HĐND TP. Hà Nội đưa ra chất vấn tại các kỳ họp gần đây.
Thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ tập trung xử lý các trường hợp vi phạm đất nông nghiệp
Trong một báo cáo gần đây, UBND TP. Hà Nội cho biết, theo kết quả rà soát của UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn, trong tổng diện tích đất nông nghiệp rà soát tại các xã, phường, thị trấn (trên 132.000ha) có tới 744ha sử dụng vi phạm. Cũng theo kết quả rà soát này, trong số 30.000ha diện tích đất công được rà soát có tới 665ha đất sử dụng vi phạm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 2014 - 2017, toàn thành phố mới chỉ xử lý, khắc phục vi phạm được 279ha (tương đương 37,5%) đất nông nghiệp; xử lý, khắc phục được 163ha (tương đương 24,6%) đất công, đất chưa sử dụng bị lấn chiếm.
Thời gian tới, Sở Tài nguyên - Môi trường được giao nhiệm vụ phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan để đánh giá, phân loại vi phạm, đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và các quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại, Sở sẽ đề xuất, báo cáo UBND TP các biện pháp xử lý. Ngoài ra, Sở Tài nguyên - Môi trường còn có vai trò tham mưu cho UBND TP giao UBND cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác định hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Sở cũng sẽ làm rõ trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan và báo cáo UBND TP kết quả thực hiện...
Đối với các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp nhỏ lẻ, xen kẹt, nhưng chủ đất đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng làm nhà ở, nay phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp (đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì các cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ, kê khai đăng ký làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet