Hà Nội: Tập trung GPMB các dự án trọng điểm tại quận Tây Hồ
UBND quận Tây Hồ cho biết, Hội đồng GPMB quận đang tiếp tục tổ chức triển khai GPMB cho 58 dự án, trong đó có các dự án như: đường Văn Cao – Hồ Tây, cầu Nhật Tân, đường vành đai II, khu đô thị mới Tây Hồ Tây…
Bên cạnh đó, UBND quận cũng đã ra quyết định phê duyệt 623 phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư GPMB với tổng số tiền chi trả là 792,9 tỷ đồng, bố trí tái định cư 258 căn hộ, diện tích thu hồi đất 134,6 ha.
Mặt khác, các chủ đầu tư, BQL dự án quận, Trung tâm phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị quận cũng đang chuẩn bị đầu tư 150 dự án, thực hiện đầu tư 184 dự án, trong đó có 128 dự án chuyển tiếp (84 dự án đã hoàn thành) và 56 dự án xây mới; rà soát các dự án đầu tư còn vướng trong khâu GPMB để tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ đối với 6 dự án đầu tư và chưa bố trí vốn đối với một số dự án chuẩn bị đầu tư chưa thực sự cấp bách.
Tuy nhiên, UBND quận Tây Hồ cũng ghi nhận trong công tác GPMB, tiến độ điều tra, lập phương án bồi thường hỗ trợ đối với một số dự án còn chậm. Nguyên do là chế độ chính sách và giá bồi thường GPMB áp dụng dụng cho các dự án thực hiện trên địa bàn không ổn định, có nhiều thay đổi; một số công dân chưa hợp tác, kéo dài thời gian, gây cản trở trong công tác GPMB, làm chậm tiến độ triển khai thi công.
Ngoài ra, tiến độ thực hiện giải ngân các dự án vốn xây dựng cơ bản trong 9 tháng đầu năm 2011 của quận Tây Hồ còn đạt thấp; công tác đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt chưa đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, việc xét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều tồn đọng; Công tác quản lý đất đai ở một số phường chưa tốt, quản lý đất sau thu hồi và trật tự xây dựng vẫn còn diễn biến phức tạp; việc quản lý trật tự xây dựng chưa tốt, phát hiện còn chậm, xử lý chưa kịp thời.
Hơn nữa, tại khu vực xung quanh Hồ Tây hiện vẫn có hiện tượng bán hàng, đổ rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè, đường dạo và nơi công cộng xung quanh hồ làm nơi ăn uống; tình trạng câu cá tuy giảm nhưng vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng tới giao thông và mỹ quan đô thị.
Khắc phục những vấn đề, trong thời gian tới, quận Tây Hồ đã đặt mục tiêu tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo… Quận cũng sẽ tập trung đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, nhất là đối với các dự án như: xây dựng, cải tạo, mở rộng trường mầm non An Dương, trường mầm non Phú Thượng, trường mầm non Quảng An; dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội (đoạn mương Thụy Khuê – Bưởi); Tăng cường công tác giám sát đầu tư, giám sát cộng đồng, đánh giá chất lượng hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn.
Mặt khác, các chủ đầu tư, BQL dự án quận, Trung tâm phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị quận cũng đang chuẩn bị đầu tư 150 dự án, thực hiện đầu tư 184 dự án, trong đó có 128 dự án chuyển tiếp (84 dự án đã hoàn thành) và 56 dự án xây mới; rà soát các dự án đầu tư còn vướng trong khâu GPMB để tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ đối với 6 dự án đầu tư và chưa bố trí vốn đối với một số dự án chuẩn bị đầu tư chưa thực sự cấp bách.
Tuy nhiên, UBND quận Tây Hồ cũng ghi nhận trong công tác GPMB, tiến độ điều tra, lập phương án bồi thường hỗ trợ đối với một số dự án còn chậm. Nguyên do là chế độ chính sách và giá bồi thường GPMB áp dụng dụng cho các dự án thực hiện trên địa bàn không ổn định, có nhiều thay đổi; một số công dân chưa hợp tác, kéo dài thời gian, gây cản trở trong công tác GPMB, làm chậm tiến độ triển khai thi công.
Ngoài ra, tiến độ thực hiện giải ngân các dự án vốn xây dựng cơ bản trong 9 tháng đầu năm 2011 của quận Tây Hồ còn đạt thấp; công tác đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt chưa đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, việc xét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều tồn đọng; Công tác quản lý đất đai ở một số phường chưa tốt, quản lý đất sau thu hồi và trật tự xây dựng vẫn còn diễn biến phức tạp; việc quản lý trật tự xây dựng chưa tốt, phát hiện còn chậm, xử lý chưa kịp thời.
Hơn nữa, tại khu vực xung quanh Hồ Tây hiện vẫn có hiện tượng bán hàng, đổ rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè, đường dạo và nơi công cộng xung quanh hồ làm nơi ăn uống; tình trạng câu cá tuy giảm nhưng vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng tới giao thông và mỹ quan đô thị.
Khắc phục những vấn đề, trong thời gian tới, quận Tây Hồ đã đặt mục tiêu tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo… Quận cũng sẽ tập trung đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, nhất là đối với các dự án như: xây dựng, cải tạo, mở rộng trường mầm non An Dương, trường mầm non Phú Thượng, trường mầm non Quảng An; dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội (đoạn mương Thụy Khuê – Bưởi); Tăng cường công tác giám sát đầu tư, giám sát cộng đồng, đánh giá chất lượng hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet