Hà Nội: Sẽ xây 20 bãi đỗ xe cao tầng trong nội đô
Trong giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội sẽ xây dựng một số điểm đỗ xe cao tầng cơ giới tại một số khu vực như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.Trứoc hết sẽ kêu gọi đầu tư 9 điểm đỗ xe cao tầng cơ giới. Trong giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư thêm 11 điểm.
Sở GTVT Hà Nội vừa có tờ trình đề nghị UBND Thành phố phê duyệt đề án Nghiên cứu, sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố đến năm 2010.
Theo đó, quá trình kiểm tra, rà soát cho thấy, mạng lưới điểm, bãi đỗ xe công cộng của TP phân bố không hợp lý, thiếu về số lượng, chất lượng kém.
Trong khi đó, các bến xe khách liên tỉnh lại được bố trí cạnh các đường vành đai và các trục xuyên tâm của Thành phố có tình trạng vào ra không thuận lợi dẫn đến thường xuyên gây ùn tắc. Các bến xe tải mọc lên tự phát gần các khu chợ đầu mối, trung chuyển giao thông, nhiều bến nằm sâu trong vành đai 3 gần các đầu mối giao thông quan trọng có mật độ giao thông rất lớn nên xuất hiện thường xuyên hiện tượng ùn tắc quanh các khu vực có bến xe tải.
Để giải quyết các tồn tại nói trên, theo định hướng phát triển giao thông tĩnh, Sở GTVT đề nghị, đối với các bến xe đã đúng với quy hoạch của Thành phố sẽ tiếp tục duy trì hoạt động nhưng phải cải tạo, mở rộng để tăng quy mô khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại.
Theo đó, sẽ xóa bỏ hoặc chuyển đổi chức năng một số bến xe khách nằm sâu trong khu vực nội đô không phù hợp với quy hoạch để xây dựng mới các bến xe đúng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và theo đúng quy hoạch khu vực ngoài vành đai 3.
Theo đề án, TP sẽ bố trí đủ quỹ đất dành cho việc xây mới các bến xe ngoài khu vực vành đai 3 và các huyện ngoại thành phù hợp với các tiêu chí đã đề cập trong các quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển giao thông..
Trong giai đoạn 2011-2015, sẽ cải tạo các bến xe Mỹ Đình, Nước ngầm thành các bến xe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế đến từ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc.
Nâng cấp, cải tạo quy mô đối với các bến xe Đan Phượng, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm, Sơn Tây, Thường Tín, Yên Nghĩa.
Các bến xe Lương Yên, Trạm Trôi (Hoài Đức) không nằm trong quy hoạch, có vị trí không thuận lợi và hay gây ùn tắc giao thông sẽ chuyển đổi thành điểm đỗ xe và công trình dịch vụ công cộng.
Giai đoạn 216 – 2020 tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các bến xe khách Xuân Mai, Đông Anh, Đan Phượng theo quy hoạch và một số trung tâm tiếp vận đầu mối đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Giai đoạn 201101015, các bến, bãi đỗ xe tải như Kim Ngưu, Tân Ấp, Dịch Vọng, Sơn Tây sẽ chuyển đổi chức năng thành điểm đỗ xe công cộng.
Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo các bến xe tải phân bố gần các trục chính hướng tâm vào Thành phố như bến xe tải Trâu Quỳ, Yên Viên, Thượng Cát, Hà Đông, Nam Hồng, Phù Lỗ, Thanh Trì, Khuyến Lương.
Theo đề nghị của Sở GTVT, các dự án ưu tiên sẽ là các dự án cấp bách giải quyết ngay nhu cầu về bến bãi, điểm đỗ xe giảm ùn tắc giao thông và hạn chế tai nạn giao thông.
Đặc biệt, trong tình trạng quá tải dẫn đến đỗ xe lộn xộn gây mất trật tự an toàn giao thông, Sở GTVT đã đề nghị TP thí điểm xây dựng một số điểm đỗ xe cao tầng cơ giới tại một số khu vực như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Giai đoạn 2011 – 2015 sẽ kêu gọi đầu tư 9 điểm đỗ xe cao tầng cơ giới và giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư thêm 11 điểm. Đồng thời thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách đi taxi có điềuhành tại các trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện lớn, các ga đầu mối… như tòa nhà Vincom, ga Hà Nội, Tràng tiền Plaza, bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh viện Việt Đức.
Thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách liên tỉnh, xe hợp đồng, xe du lịch, trước mắt, xây dựng 2 điểm đón trả khách phục vụ khách du lịch vào khu vực Long Biên (gần điểm trung chuyển Long Biên) và khu vực đất trống dọc đường Bưởi (đối diện công viên Thủ Lệ).
Khảo sát cho thấy, trong khu vực nội thành, diện tích đất cho bãi đỗ xe với 1,2% diện tích đất đô thị, (so với quy hoạch và tiêu chuẩn đề xuất là 5-6%), chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đỗ xe. 90% còn lại đang nằm tản mát trên các hè phố, lòng đường và các ngõ ngách.
Theo đó, quá trình kiểm tra, rà soát cho thấy, mạng lưới điểm, bãi đỗ xe công cộng của TP phân bố không hợp lý, thiếu về số lượng, chất lượng kém.
Trong khi đó, các bến xe khách liên tỉnh lại được bố trí cạnh các đường vành đai và các trục xuyên tâm của Thành phố có tình trạng vào ra không thuận lợi dẫn đến thường xuyên gây ùn tắc. Các bến xe tải mọc lên tự phát gần các khu chợ đầu mối, trung chuyển giao thông, nhiều bến nằm sâu trong vành đai 3 gần các đầu mối giao thông quan trọng có mật độ giao thông rất lớn nên xuất hiện thường xuyên hiện tượng ùn tắc quanh các khu vực có bến xe tải.
Để giải quyết các tồn tại nói trên, theo định hướng phát triển giao thông tĩnh, Sở GTVT đề nghị, đối với các bến xe đã đúng với quy hoạch của Thành phố sẽ tiếp tục duy trì hoạt động nhưng phải cải tạo, mở rộng để tăng quy mô khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại.
Theo đó, sẽ xóa bỏ hoặc chuyển đổi chức năng một số bến xe khách nằm sâu trong khu vực nội đô không phù hợp với quy hoạch để xây dựng mới các bến xe đúng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và theo đúng quy hoạch khu vực ngoài vành đai 3.
Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp bến xe Mỹ Đình thành bến xe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế |
Theo đề án, TP sẽ bố trí đủ quỹ đất dành cho việc xây mới các bến xe ngoài khu vực vành đai 3 và các huyện ngoại thành phù hợp với các tiêu chí đã đề cập trong các quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển giao thông..
Trong giai đoạn 2011-2015, sẽ cải tạo các bến xe Mỹ Đình, Nước ngầm thành các bến xe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế đến từ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc.
Nâng cấp, cải tạo quy mô đối với các bến xe Đan Phượng, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm, Sơn Tây, Thường Tín, Yên Nghĩa.
Các bến xe Lương Yên, Trạm Trôi (Hoài Đức) không nằm trong quy hoạch, có vị trí không thuận lợi và hay gây ùn tắc giao thông sẽ chuyển đổi thành điểm đỗ xe và công trình dịch vụ công cộng.
Giai đoạn 216 – 2020 tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các bến xe khách Xuân Mai, Đông Anh, Đan Phượng theo quy hoạch và một số trung tâm tiếp vận đầu mối đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Giai đoạn 201101015, các bến, bãi đỗ xe tải như Kim Ngưu, Tân Ấp, Dịch Vọng, Sơn Tây sẽ chuyển đổi chức năng thành điểm đỗ xe công cộng.
Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo các bến xe tải phân bố gần các trục chính hướng tâm vào Thành phố như bến xe tải Trâu Quỳ, Yên Viên, Thượng Cát, Hà Đông, Nam Hồng, Phù Lỗ, Thanh Trì, Khuyến Lương.
Theo đề nghị của Sở GTVT, các dự án ưu tiên sẽ là các dự án cấp bách giải quyết ngay nhu cầu về bến bãi, điểm đỗ xe giảm ùn tắc giao thông và hạn chế tai nạn giao thông.
Đặc biệt, trong tình trạng quá tải dẫn đến đỗ xe lộn xộn gây mất trật tự an toàn giao thông, Sở GTVT đã đề nghị TP thí điểm xây dựng một số điểm đỗ xe cao tầng cơ giới tại một số khu vực như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Giai đoạn 2011 – 2015 sẽ kêu gọi đầu tư 9 điểm đỗ xe cao tầng cơ giới và giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đầu tư thêm 11 điểm. Đồng thời thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách đi taxi có điềuhành tại các trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện lớn, các ga đầu mối… như tòa nhà Vincom, ga Hà Nội, Tràng tiền Plaza, bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh viện Việt Đức.
Thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách liên tỉnh, xe hợp đồng, xe du lịch, trước mắt, xây dựng 2 điểm đón trả khách phục vụ khách du lịch vào khu vực Long Biên (gần điểm trung chuyển Long Biên) và khu vực đất trống dọc đường Bưởi (đối diện công viên Thủ Lệ).
Khảo sát cho thấy, trong khu vực nội thành, diện tích đất cho bãi đỗ xe với 1,2% diện tích đất đô thị, (so với quy hoạch và tiêu chuẩn đề xuất là 5-6%), chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đỗ xe. 90% còn lại đang nằm tản mát trên các hè phố, lòng đường và các ngõ ngách.
(Theo VnMedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet