Hà Nội: Sẽ thu hồi đất hoang để xây trường học
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa phê bình hàng loạt các Sở và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn vì tình trạng thiếu đồng bộ, chậm triển khai công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là tình trạng thiếu trường mầm non và phổ thông...
Thời gian vừa qua, các thông tin đại chúng liên tục phản ánh các thông tin về tình trạng thiếu đồng bộ, chậm triển khai công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư; đặc biệt là tình trạng thiếu trường mầm non và phổ thông các cấp tại một số khu vực trên địa bàn Thành phố gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Trước thực tế đó, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND Thành phố và UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã rà soát tình trạng thiếu trường học, công trình hạ tầng xã hội, đề xuất giải quyết cụ thể, báo cáo UBND Thành phố. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, nhiều UBND quận, huyện, sở ngành đã không chấp hành nghiêm túc, không báo cáo hoặc báo cáo không đảm bảo yêu cầu.
Vì vậy, hôm qua (21/9), Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo phê bình các đơn vị: Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã: Cầu Giấy, Hoàng Mai, Ba Vì, Đan Phượng, Chương Mỹ, Đông Anh, Hoài Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Từ Liêm.
Để giữ kỷ cương hành chính nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng nói trên, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND quận huyện, thị xã rà soát, tổng hợp tình trạng thiếu trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên các địa bàn toàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố.
Đặc biệt, Chủ tịch Thành phố yêu cầu UBND quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất quỹ đất, nguồn vốn và cơ chế đầu tư xây dựng các công trình trường học trên địa bàn quận, báo cáo UBND TP quyết định, đảm bảo trong năm 2011 – 2012 giải quyết xong 6 phường hiện tại chưa có trường mầm non công lập.
Sở này cũng phải nghiên cứu đề xuất cơ chế ràng buộc đối với các nhà đầu tư các dự án xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư trong việc xây dựng trường học và các công trình xã hội khác theo quy hoạch, báo cáo UBND Thành phố.
Sở Kế hoạch Kiến trúc phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch, xác định địa điểm, đảm bảo có đủ quỹ đất xây dựng trường học và các công trình hạ tầng xã hội tại các địa bàn, báo cáo UBND Thành phố; thực hiện nghiêm quản lý nhà nước về quy hoạch đã được phê duyệt đối với những công trình trường học và hạ tầng.
Thủ trưởng các sở ngành chức năng và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP về quản lý nhà nước đối với việc xây dựng hệ thống trường học và công trình hạ tầng xã hội.
Trước thực tế đó, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu HĐND Thành phố và UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã rà soát tình trạng thiếu trường học, công trình hạ tầng xã hội, đề xuất giải quyết cụ thể, báo cáo UBND Thành phố. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, nhiều UBND quận, huyện, sở ngành đã không chấp hành nghiêm túc, không báo cáo hoặc báo cáo không đảm bảo yêu cầu.
Vì vậy, hôm qua (21/9), Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo phê bình các đơn vị: Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã: Cầu Giấy, Hoàng Mai, Ba Vì, Đan Phượng, Chương Mỹ, Đông Anh, Hoài Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Từ Liêm.
Để giữ kỷ cương hành chính nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng nói trên, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND quận huyện, thị xã rà soát, tổng hợp tình trạng thiếu trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên các địa bàn toàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố.
Cảnh xếp hàng thâu đêm xin học cho con tại một số trường mầm non Hà Nội |
Thu hồi đất hoang đẻ xây trường học
Chủ tịch Thành phố yêu cầu UBND quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát quỹ đất, đề xuất địa điểm xây dựng trường phục vụ nhu cầu tại những địa bàn còn thiếu các công trình hạ tầng xã hội, nhất là trường học. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bỏ hoang hóa hoặc sản xuất không hiệu quả phải di dời thì đề xuất UBND Thành phố thu hồi đất để phục vụ xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc các công trình hạ tầng xã hội.Đặc biệt, Chủ tịch Thành phố yêu cầu UBND quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất quỹ đất, nguồn vốn và cơ chế đầu tư xây dựng các công trình trường học trên địa bàn quận, báo cáo UBND TP quyết định, đảm bảo trong năm 2011 – 2012 giải quyết xong 6 phường hiện tại chưa có trường mầm non công lập.
Kiểm tra việc xây trường tại các khu đô thị
Liên quan đến việc thiếu trường học tại các khu đô thị mới, Chủ tịch Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tất cả các dự án xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư đã hoàn thành hoặc đang triển khai xây dựng về việc xây dựng trường học và các công trình xã hội khác theo quy hoạch; nếu chậm triển khai hoặc không triển khai phải xác định rõ trách nhiệm cụ thể, đề xuất biện pháp xử lý (kể cả thu hồi giấy phép đầu tư);Sở này cũng phải nghiên cứu đề xuất cơ chế ràng buộc đối với các nhà đầu tư các dự án xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư trong việc xây dựng trường học và các công trình xã hội khác theo quy hoạch, báo cáo UBND Thành phố.
Sở Kế hoạch Kiến trúc phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch, xác định địa điểm, đảm bảo có đủ quỹ đất xây dựng trường học và các công trình hạ tầng xã hội tại các địa bàn, báo cáo UBND Thành phố; thực hiện nghiêm quản lý nhà nước về quy hoạch đã được phê duyệt đối với những công trình trường học và hạ tầng.
Thủ trưởng các sở ngành chức năng và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP về quản lý nhà nước đối với việc xây dựng hệ thống trường học và công trình hạ tầng xã hội.
(Theo Vnmedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet