Hà Nội: Sẽ gỡ vướng mắc luật thuế đất phi nông nghiệp
Vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức thực hiện thí điểm Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Hà Nội, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bắc Ninh.
Ở Hà Nội, sắc thuế này được thí điểm từ giữa năm nay tại 4 phường, xã để từ đó tiến tới áp dụng rộng rãi theo quy định.
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn thực hiện, nhiều khó khăn, bất cập đang đặt ra, đòi hỏi cấp quản lý cần nhanh chóng tháo gỡ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về triển khai thí điểm việc thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Cục Thuế Hà Nội đã áp dụng sắc thuế này từ giữa năm nay tại 4 phường, xã gồm Minh Quang (Ba Vì), Đông Ngạc (Từ Liêm), Vân Canh (Hoài Đức) và Văn Miếu (Đống Đa). Đây là các xã, phường đại diện cho các khu vực đô thị, ven đô, nông thôn, miền núi của Thủ đô.
Nhưng kể từ khi áp dụng thí điểm sắc thuế này, không ít khó khăn đã bộc lộ mà điển hình là do cơn lốc đô thị hóa, nhiều con đường mới được mở ra, kéo theo sự xáo trộn về vị trí tính thuế nhà đất. Có nhiều hộ trước kia được tính thuế theo vị trí trong ngõ, nghách nhưng nay ra mặt đường, những thông tin này lại chưa được cập nhật kịp thời vào dữ liệu quản lý.
Bên cạnh đó, do cách xác định vị trí thửa đất được tính thuế với cách xác định vị trí tại bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân thành phố hàng năm không đồng nhất, dẫn đến vướng mắc khi áp vị trí đất để xác định giá đất tính thuế.
Việc xác định diện tích chịu thuế cũng rất khó khăn, do phần diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích lấn chiếm được giấy chứng nhận ghi là diện tích sử dụng chung song thực tế, người nộp thuế vẫn sử dụng vào mục đích riêng.
Một trong những rắc rối nữa là chưa thống nhất được cách tính thuế đối với những căn hộ chung cư nhiều tầng, chung cư có nhiều hộ ở.
Theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, để tính mức thuế của từng hộ, phải xác định được tổng diện tích đất xây dựng tòa nhà và diện tích tầng hầm, song trên thực tế, quy định này rất khó thực hiện.
Quá trình triển khai thí điểm Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Hà Nội cũng cho thấy khả năng sử dụng cơ sở dữ liệu từ ứng dụng cũ của chính sách thuế nhà đất hiện hành cho việc lập bộ, tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là không cao.
Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu của ứng dụng thuế nhà đất được lấy từ sổ bộ thuế được xây dựng từ năm 1992. Hàng năm, các Chi cục Thuế trên địa bàn thành phố đều tiến hành chuyển sổ bộ năm cũ sang năm mới nhưng không cập nhật các thông tin thay đổi. Bằng chứng là tỷ lệ tờ khai sử dụng dữ liệu của ứng dụng in ra phát cho người dân kê khai phải sửa chữa và thay mới nhiều (chiếm trên 50%).
Trưởng phòng Quản lý các khoản thu từ đất (Cục Thuế Hà Nội), ông Nguyễn Hồng Thái cho biết Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chi phối số đối tượng nộp thuế lớn nên công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng. Thực tế này đòi hỏi ngành Thuế phải đầu tư, chú trọng xây dựng chương trình tuyên truyền cụ thể, phù hợp với từng đối tượng.
Do khối lượng mã số thuế phải cấp rất lớn, trong khi một phần không nhỏ dân cư ở miền núi và nông thôn lại không có chứng minh thư nhân dân, trình độ dân trí không đồng đều nên việc cấp mã số thuế gặp nhiều khó khăn.
Để tạo thuận lợi cho việc cấp mã số thuế, Cục Thuế Hà Nội đề nghị gộp đăng ký thuế và tờ khai thuế theo một mẫu chung; căn cứ vào số thứ tự trên tờ khai thuế, cơ quan thuế sẽ gắn cho mỗi hộ gia đình một mã số thuế để quản lý.
Ông Nguyễn Hồng Thái cũng cho rằng để triển khai sắc thuế mới này thành công, cần lập cơ sở dữ liệu mới trên cơ sở tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do người nộp thuế kê khai, nhằm đảm bảo tính chính xác.
Đối với việc xây dựng hạn mức tính thuế, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phối hợp cùng với cơ quan thuế kiểm tra chất lượng kê khai.
Đối với diện tích đất tính thuế, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan tài nguyên môi trường, Ủy ban Nhân dân phường, xã trong việc phối hợp với ngành Thuế xác định, xác nhận vào tờ khai nhằm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế đất của người dân.
Để thực hiện thành công đợt thí điểm Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tất cả các khâu công việc cần thiết, từ tuyên truyền, tập huấn, phát hành tờ khai, hướng dẫn kê khai, xử lý thông tin, lập bộ, tính thuế, công khai thuế đã được ngành Thuế Thủ đô chú trọng và được Chi cục Thuế các quận, huyện triển khai nhanh gọn. Trong tổng số 4.592 tờ khai phát ra, Cục Thuế Hà Nội đã thu về 4.550 tờ, đạt 99%.
Qua công tác kê khai, thu thập dữ liệu, Cục Thuế đã thống kê được diện tích kê khai thí điểm tăng 2% so với diện tích trên dữ liệu nhà đất, nắm rõ những hộ có biến động về diện tích và số tờ khai có thay đổi vị trí tính thuế. Đây chính là những dữ liệu cơ sở quan trọng, làm căn cứ cho việc lập bộ, tính thuế.
Thực tế cho thấy, số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thí điểm ghi thu đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan khi tăng 41% so với thuế nhà đất ghi thu; trong đó xã Minh Quang (miền núi) giảm 13%, xã Đông Ngạc (ven đô) tăng bình quân 32,5%, phường Văn Miếu (đô thị) tăng 46,5%; xã Vân Canh (nông thôn) tăng 181%.
Để đảm bảo quản lý tốt đất đai và thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu quả hơn nữa, rất cần cấp quản lý sớm hoàn thiện chính sách, khắc phục những vấn đề nêu trên.
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn thực hiện, nhiều khó khăn, bất cập đang đặt ra, đòi hỏi cấp quản lý cần nhanh chóng tháo gỡ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về triển khai thí điểm việc thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Cục Thuế Hà Nội đã áp dụng sắc thuế này từ giữa năm nay tại 4 phường, xã gồm Minh Quang (Ba Vì), Đông Ngạc (Từ Liêm), Vân Canh (Hoài Đức) và Văn Miếu (Đống Đa). Đây là các xã, phường đại diện cho các khu vực đô thị, ven đô, nông thôn, miền núi của Thủ đô.
Nhưng kể từ khi áp dụng thí điểm sắc thuế này, không ít khó khăn đã bộc lộ mà điển hình là do cơn lốc đô thị hóa, nhiều con đường mới được mở ra, kéo theo sự xáo trộn về vị trí tính thuế nhà đất. Có nhiều hộ trước kia được tính thuế theo vị trí trong ngõ, nghách nhưng nay ra mặt đường, những thông tin này lại chưa được cập nhật kịp thời vào dữ liệu quản lý.
Bên cạnh đó, do cách xác định vị trí thửa đất được tính thuế với cách xác định vị trí tại bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân thành phố hàng năm không đồng nhất, dẫn đến vướng mắc khi áp vị trí đất để xác định giá đất tính thuế.
Việc xác định diện tích chịu thuế cũng rất khó khăn, do phần diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích lấn chiếm được giấy chứng nhận ghi là diện tích sử dụng chung song thực tế, người nộp thuế vẫn sử dụng vào mục đích riêng.
Một trong những rắc rối nữa là chưa thống nhất được cách tính thuế đối với những căn hộ chung cư nhiều tầng, chung cư có nhiều hộ ở.
Theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, để tính mức thuế của từng hộ, phải xác định được tổng diện tích đất xây dựng tòa nhà và diện tích tầng hầm, song trên thực tế, quy định này rất khó thực hiện.
Quá trình triển khai thí điểm Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Hà Nội cũng cho thấy khả năng sử dụng cơ sở dữ liệu từ ứng dụng cũ của chính sách thuế nhà đất hiện hành cho việc lập bộ, tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là không cao.
Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu của ứng dụng thuế nhà đất được lấy từ sổ bộ thuế được xây dựng từ năm 1992. Hàng năm, các Chi cục Thuế trên địa bàn thành phố đều tiến hành chuyển sổ bộ năm cũ sang năm mới nhưng không cập nhật các thông tin thay đổi. Bằng chứng là tỷ lệ tờ khai sử dụng dữ liệu của ứng dụng in ra phát cho người dân kê khai phải sửa chữa và thay mới nhiều (chiếm trên 50%).
Trưởng phòng Quản lý các khoản thu từ đất (Cục Thuế Hà Nội), ông Nguyễn Hồng Thái cho biết Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chi phối số đối tượng nộp thuế lớn nên công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng. Thực tế này đòi hỏi ngành Thuế phải đầu tư, chú trọng xây dựng chương trình tuyên truyền cụ thể, phù hợp với từng đối tượng.
Do khối lượng mã số thuế phải cấp rất lớn, trong khi một phần không nhỏ dân cư ở miền núi và nông thôn lại không có chứng minh thư nhân dân, trình độ dân trí không đồng đều nên việc cấp mã số thuế gặp nhiều khó khăn.
Để tạo thuận lợi cho việc cấp mã số thuế, Cục Thuế Hà Nội đề nghị gộp đăng ký thuế và tờ khai thuế theo một mẫu chung; căn cứ vào số thứ tự trên tờ khai thuế, cơ quan thuế sẽ gắn cho mỗi hộ gia đình một mã số thuế để quản lý.
Ông Nguyễn Hồng Thái cũng cho rằng để triển khai sắc thuế mới này thành công, cần lập cơ sở dữ liệu mới trên cơ sở tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do người nộp thuế kê khai, nhằm đảm bảo tính chính xác.
Đối với việc xây dựng hạn mức tính thuế, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phối hợp cùng với cơ quan thuế kiểm tra chất lượng kê khai.
Đối với diện tích đất tính thuế, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan tài nguyên môi trường, Ủy ban Nhân dân phường, xã trong việc phối hợp với ngành Thuế xác định, xác nhận vào tờ khai nhằm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế đất của người dân.
Để thực hiện thành công đợt thí điểm Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tất cả các khâu công việc cần thiết, từ tuyên truyền, tập huấn, phát hành tờ khai, hướng dẫn kê khai, xử lý thông tin, lập bộ, tính thuế, công khai thuế đã được ngành Thuế Thủ đô chú trọng và được Chi cục Thuế các quận, huyện triển khai nhanh gọn. Trong tổng số 4.592 tờ khai phát ra, Cục Thuế Hà Nội đã thu về 4.550 tờ, đạt 99%.
Qua công tác kê khai, thu thập dữ liệu, Cục Thuế đã thống kê được diện tích kê khai thí điểm tăng 2% so với diện tích trên dữ liệu nhà đất, nắm rõ những hộ có biến động về diện tích và số tờ khai có thay đổi vị trí tính thuế. Đây chính là những dữ liệu cơ sở quan trọng, làm căn cứ cho việc lập bộ, tính thuế.
Thực tế cho thấy, số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thí điểm ghi thu đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan khi tăng 41% so với thuế nhà đất ghi thu; trong đó xã Minh Quang (miền núi) giảm 13%, xã Đông Ngạc (ven đô) tăng bình quân 32,5%, phường Văn Miếu (đô thị) tăng 46,5%; xã Vân Canh (nông thôn) tăng 181%.
Để đảm bảo quản lý tốt đất đai và thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu quả hơn nữa, rất cần cấp quản lý sớm hoàn thiện chính sách, khắc phục những vấn đề nêu trên.
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet