Hà Nội: Rà soát việc sử dụng quỹ nhà biệt thự
Vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì cùng các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát lại danh mục nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 20/9.
Việc này nhằm mục đích để quản lý, sử dụng chặt chẽ, hiệu quả quỹ nhà biệt thự và quỹ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước cho các tổ chức thuê sử dụng trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng phải có văn bản trả lời các hộ gia đình, cá nhân có đơn xin mua nhà thuộc danh mục nhà biệt thự không được bán biết về chủ trương của thành phố và yêu cầu các hộ gia đình tiếp tục hợp đồng thuê nhà theo quy định cho đến khi nhà nước phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục nhà biệt thự không được bán và được bán trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Sở Xây dựng chủ trì cùng các sở, ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành.
Thành phố cũng giao công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội tổng hợp, rà soát quỹ nhà đất còn lại do Công ty đang quản lý, xây dựng tiêu chí để phân loại, đề xuất đề án quản lý, sử dụng theo hướng tiếp tục quản lý, sử dụng theo nguyên trạng, chuyển sang sử dụng vào mục đích công ích, chuyển nhượng toàn bộ theo quy định của pháp luật, tạo vốn phát triển quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, thành phố quản lý khoảng 970 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước gồm 42 biệt thự không bán, 228 biệt thự chưa bán, 164 biệt thự đã bán trọn biển, 536 biệt thự đã bán một phần (trong đó có 55 biệt thự có giá trị kiến trúc).
Qua các đợt kiểm tra rà soát biệt thự của Tổ công tác liên ngành cho thấy số lượng biệt thự còn nguyên trạng chiếm 15%; biệt thự đã cải tạo, sửa chữa, bị biến dạng trong quá trình sử dụng, cơi nới, lấn chiếm diện tích chiếm 80%; biệt thự đã phá đi, xây dựng mới chiếm 5%.
Các biệt thự chủ yếu hình thành qua hai thời kỳ trước và sau năm 1954, nằm rải rác trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình; đa số có thời gian sử dụng trên 50 năm, phần lớn mang hình dáng kiến trúc kiểu Pháp, còn lại là kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông.
Về hình thức sở hữu, sử dụng, 60% biệt thự thuộc sở hữu nhà nước do công ty quản lý, kinh doanh nhà của thành phố quản lý, 30% đan xen giữa sở hữu Nhà nước và tư nhân (diện tích chủ tư nhân được để lại sau khi thực hiện chính sách cải tạo nhà đất), 10% trụ sở cơ quan Nhà nước đan xen giữa các hộ dân thuê để ở.
Ngoài ra, Sở Xây dựng chủ trì cùng các sở, ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành.
Thành phố cũng giao công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội tổng hợp, rà soát quỹ nhà đất còn lại do Công ty đang quản lý, xây dựng tiêu chí để phân loại, đề xuất đề án quản lý, sử dụng theo hướng tiếp tục quản lý, sử dụng theo nguyên trạng, chuyển sang sử dụng vào mục đích công ích, chuyển nhượng toàn bộ theo quy định của pháp luật, tạo vốn phát triển quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, thành phố quản lý khoảng 970 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước gồm 42 biệt thự không bán, 228 biệt thự chưa bán, 164 biệt thự đã bán trọn biển, 536 biệt thự đã bán một phần (trong đó có 55 biệt thự có giá trị kiến trúc).
Qua các đợt kiểm tra rà soát biệt thự của Tổ công tác liên ngành cho thấy số lượng biệt thự còn nguyên trạng chiếm 15%; biệt thự đã cải tạo, sửa chữa, bị biến dạng trong quá trình sử dụng, cơi nới, lấn chiếm diện tích chiếm 80%; biệt thự đã phá đi, xây dựng mới chiếm 5%.
Các biệt thự chủ yếu hình thành qua hai thời kỳ trước và sau năm 1954, nằm rải rác trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình; đa số có thời gian sử dụng trên 50 năm, phần lớn mang hình dáng kiến trúc kiểu Pháp, còn lại là kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông.
Về hình thức sở hữu, sử dụng, 60% biệt thự thuộc sở hữu nhà nước do công ty quản lý, kinh doanh nhà của thành phố quản lý, 30% đan xen giữa sở hữu Nhà nước và tư nhân (diện tích chủ tư nhân được để lại sau khi thực hiện chính sách cải tạo nhà đất), 10% trụ sở cơ quan Nhà nước đan xen giữa các hộ dân thuê để ở.
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet