Mục đích để hạn chế việc đầu tư xây dựng các tuyến đường đi ngang qua các khu đông dân cư, làng xóm cũ, gắn kết với cải tạo, chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các khu dân cư, làng xóm cũ bên cạnh các khu đô thị đầu tư xây dựng mới.

Gian nan giải phóng mặt bằng…

Theo Giấy phép đầu tư 2542/GP ngày 19/1/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây có diện tích 207,66 ha, tọa lạc trên địa phận các xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm); phường Xuân La (quận Tây Hồ); phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) do Công ty TNHH T.H.T làm chủ đầu tư. Dự án cam kết sẽ hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai, Dự án đã bị trễ tiến độ so với cam kết ban đầu.

Nhìn lại quá trình triển khai giải phóng mặt bằng tại Dự án Tây Hồ Tây, có thể thấy nguyên nhân lớn nhất là do thay đổi cơ chế chính sách, pháp luật dẫn đến việc người dân và chủ đầu tư không tìm được tiếng nói chung.

Tại thời điểm Công ty T.H.T bắt tay thực hiện dự án, việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn được thực hiện theo Quyết định 18/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội. Theo đó, những hộ dân bị mất trên 30% diện tích đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 60 m2 đất dịch vụ. Tuy nhiên, tới ngày 13/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP cho phép các địa phương thực hiện đền bù gấp 1-5 lần. Sau đó, Quyết định 108/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, bổ sung một số thay đổi về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, theo đó, các hộ dân bị thu hồi đất thay vì nhận diện tích đất dịch vụ thay thế, sẽ được đền bù tối đa 5 lần giá đất nông nghiệp hiện tại.

Việc thay đổi đơn giá đền bù liên tiếp đã khiến chủ đầu tư phải trả thêm hàng ngàn tỷ đồng. Chưa hết, khi chủ đầu tư chấp nhận chi trả, thì người dân lại “đòi” thêm  60 m2 đất dịch vụ. Bên cạnh đó, người dân còn có tâm lý chưa chấp nhận đền bù với hy vọng càng kéo dài, giá tiền đền bù sẽ cao hơn…

Hà Nội: Rà soát lại quy hoạch Tây hồ Tây | 1
UBND Thành phố đã yêu cầu Sở Quy hoạch Xây dựng rà soát lại quy hoạch một số tuyến đường kết nối vào khu đô thị Tây hồ Tây

Tiếp tục triển khai giai đoạn II

Tính đến thời điểm hiện nay, về cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn I của Dự án đã hoàn tất với 117 ha của gần 1.500 hộ dân.

Theo ông Trần Huy Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Hà Nội, về cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn I đã hoàn thành. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị UBND TP. Hà Nội tiếp tục cho triển khai công tác giải phóng mặt bằng Giai đoạn II. Theo kế hoạch, giai đoạn II Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây với 90 ha của hơn 2.000 hộ dân sử dụng đất nông nghiệp, đất ở thuộc quận Tây Hồ và Cầu Giấy.

Theo thông tin mới nhất mà phóng viên Báo Đầu tư vừa nhận được, UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 639/UBND-XD đồng ý chấp thuận về mặt nguyên tắc đề nghị tiếp tục triển khai công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn II của Dự án.

Cuối tuần qua, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã kiểm tra thực địa đối với Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây. Theo đánh giá của ông Thảo, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng tại Dự án đã có nhiều cố gắng, song tới đây, còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do Dự án phải giải toả diện tích lớn, qua nhiều làng cổ của xã Xuân đỉnh.

UBND TP. Hà Nội giao các sở, ngành và quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm kết hợp rà soát lại quy hoạch, bảo đảm không gian đô thị, tránh đi qua các làng cổ, giảm thiểu sự di chuyển của bà con, kết hợp bảo tồn, tôn tạo các làng này. UBND TP. Hà Nội cũng đồng ý với phương án quy hoạch tái định cư ngay tại Khu đô thị mới.

(Theo VnMedia)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME