Hà Nội: Quy trình nào phù hợp cho việc thu hồi đất dự án
Hiện tại, hàng loạt quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đang gặp khó khăn khi thực hiện quy trình GPMB, thu hồi đất theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ban hành ngày 18/1/2010.
Đây là vấn đề rất đáng xem xét giữa lúc số lượng các dự án vướng mắc về GPMB ngày càng tăng, trong khi kế hoạch thu hồi đất trong những năm tới của TP còn rất lớn.
Kể từ ngày 28/1/2010, quy trình GPMB được áp dụng theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy trình mới này, sau khi UBND cấp huyện thẩm định hồ sơ, phương án đền bù, GPMB, thay vì làm tiếp bước phê duyệt và chi trả tiền đền bù GPMB cho người dân, cơ quan này phải nộp toàn bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND TP xem xét, phê duyệt tổng thể. Trên cơ sở phê duyệt của UBND TP, UBND cấp huyện mới được phép quay lại bước phê duyệt từng phương án và tiến hành chi trả tiền đền bù, GPMB.
Dễ nhận thấy là quy trình mới có thêm ít nhất là hai khâu, nói theo ngôn ngữ cải cách hành chính là có thêm "hai cửa". Điều này khiến quy trình GPMB hiện nay phức tạp và tốn thời gian hơn. Mặc dù quy trình mới tăng cường khả năng kiểm soát, hạn chế sai sót trong đền bù, GPMB, nhưng lại không phát huy được tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của các quận, huyện, thị xã. Xem ra, điều này không phù hợp lắm với chủ trương tăng cường phân cấp, nâng cao tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với các cấp chính quyền địa phương của thành phố bấy lâu nay.
UBND TP Hà Nội cũng đã nhận ra những bất cập của quy trình mới này và đã đưa ra biện pháp khắc phục. Hiện nay, tại một số địa phương, UBND TP cho phép thí điểm thay thế "hai cửa" theo quy trình mới bằng cách: Thay vì phải xin thẩm định, phê duyệt của UBND TP, UBND cấp huyện có thể phê duyệt phương án và tiến hành chi trả tiền đền bù, GPMB ngay nếu tất cả các hộ dân thuộc diện đền bù, GPMB làm đơn đồng ý nhận tiền và không khiếu kiện.
Tuy nhiên, tính khả thi của cách làm mới này còn nhiều hạn chế. Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Phạm Hùng Tiến cho rằng: "Đối với các dự án quy mô nhỏ với vài chục hộ dân thì có thể làm được theo cách này, nhưng với những dự án lớn thì rất khó". Huyện Thanh Trì đang thí điểm theo cách mới này tại dự án đường vào khu đất Công ty Vật tư nông nghiệp Pháp Vân, nhưng sau một thời gian triển khai, kết quả vẫn "chưa đi đến đâu".
Có thể thấy, quy trình mới theo Quyết định 02 đang lộ rõ những hạn chế, gây khó khăn cho công tác đền bù, GPMB vốn đã rất khó khăn, phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội. Nếu quy trình này tiếp tục được duy trì, trong khi thành phố không có biện pháp cải thiện tiến độ thẩm định, phê duyệt (hai khâu trong quy trình mới), chắc chắn sẽ cản trở rất nhiều công tác đền bù, GPMB hiện nay.
Quyết định 02 mới áp dụng được gần hai năm đã nảy sinh nhiều bất cập. Có ý kiến cho rằng, nếu điều chỉnh ngay là quá sớm, thậm chí có ý kiến là nên chờ Luật Đất đai sửa đổi. Ý kiến nào cũng có lý. Nhưng thực tế bất cập thì không ai có thể phủ nhận. Nhiều dự án bị đình trệ do thủ tục, quy trình phức tạp gây lãng phí hàng tỷ đồng cũng không có cách gì chặn lại được.
Thêm hai "cửa", thêm khó khăn
Thông thường, quy trình GPMB một dự án bắt đầu từ việc UBND quận, huyện, thị xã tiến hành kê khai, đo đạc, kiểm đếm từng hộ liên quan, sau đó công khai hồ sơ, phương án. Nếu người dân nào có ý kiến kiến nghị, hồ sơ, phương án đền bù, GPMB tiếp tục được chỉnh sửa đến khi không có ý kiến gì khác, UBND cấp huyện sẽ thẩm định hồ sơ, phương án GPMB. Theo quy trình trước đây, trên cơ sở hồ sơ, phương án đã được thẩm định, UBND cấp huyện phê duyệt và tiến hành trả tiền cho các hộ dân. Sau khi người dân bàn giao hết mặt bằng, quy trình thu hồi đất, GPMB kết thúc.Kể từ ngày 28/1/2010, quy trình GPMB được áp dụng theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy trình mới này, sau khi UBND cấp huyện thẩm định hồ sơ, phương án đền bù, GPMB, thay vì làm tiếp bước phê duyệt và chi trả tiền đền bù GPMB cho người dân, cơ quan này phải nộp toàn bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND TP xem xét, phê duyệt tổng thể. Trên cơ sở phê duyệt của UBND TP, UBND cấp huyện mới được phép quay lại bước phê duyệt từng phương án và tiến hành chi trả tiền đền bù, GPMB.
Dễ nhận thấy là quy trình mới có thêm ít nhất là hai khâu, nói theo ngôn ngữ cải cách hành chính là có thêm "hai cửa". Điều này khiến quy trình GPMB hiện nay phức tạp và tốn thời gian hơn. Mặc dù quy trình mới tăng cường khả năng kiểm soát, hạn chế sai sót trong đền bù, GPMB, nhưng lại không phát huy được tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của các quận, huyện, thị xã. Xem ra, điều này không phù hợp lắm với chủ trương tăng cường phân cấp, nâng cao tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với các cấp chính quyền địa phương của thành phố bấy lâu nay.
Đã đến lúc điều chỉnh
Theo ông Phạm Hùng Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, thời gian chờ đợi UBND TP phê duyệt hồ sơ GPMB đối với một dự án lớn thường mất hằng năm. Sở dĩ như vậy, vì Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phải thận trọng để không làm trái pháp luật. Cơ quan này lại phải kiểm tra từ đầu quy trình kiểm đếm, lập phương án đền bù, GPMB đến việc giải đáp các thắc mắc của người dân… Chưa kể, trong quá trình chờ đợi đó, chính sách tiếp tục thay đổi, người dân lại có ý kiến, kiến nghị thì quy trình đền bù, GPMB lại đình trệ thêm một lần nữa.UBND TP Hà Nội cũng đã nhận ra những bất cập của quy trình mới này và đã đưa ra biện pháp khắc phục. Hiện nay, tại một số địa phương, UBND TP cho phép thí điểm thay thế "hai cửa" theo quy trình mới bằng cách: Thay vì phải xin thẩm định, phê duyệt của UBND TP, UBND cấp huyện có thể phê duyệt phương án và tiến hành chi trả tiền đền bù, GPMB ngay nếu tất cả các hộ dân thuộc diện đền bù, GPMB làm đơn đồng ý nhận tiền và không khiếu kiện.
Tuy nhiên, tính khả thi của cách làm mới này còn nhiều hạn chế. Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Phạm Hùng Tiến cho rằng: "Đối với các dự án quy mô nhỏ với vài chục hộ dân thì có thể làm được theo cách này, nhưng với những dự án lớn thì rất khó". Huyện Thanh Trì đang thí điểm theo cách mới này tại dự án đường vào khu đất Công ty Vật tư nông nghiệp Pháp Vân, nhưng sau một thời gian triển khai, kết quả vẫn "chưa đi đến đâu".
Có thể thấy, quy trình mới theo Quyết định 02 đang lộ rõ những hạn chế, gây khó khăn cho công tác đền bù, GPMB vốn đã rất khó khăn, phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội. Nếu quy trình này tiếp tục được duy trì, trong khi thành phố không có biện pháp cải thiện tiến độ thẩm định, phê duyệt (hai khâu trong quy trình mới), chắc chắn sẽ cản trở rất nhiều công tác đền bù, GPMB hiện nay.
Quyết định 02 mới áp dụng được gần hai năm đã nảy sinh nhiều bất cập. Có ý kiến cho rằng, nếu điều chỉnh ngay là quá sớm, thậm chí có ý kiến là nên chờ Luật Đất đai sửa đổi. Ý kiến nào cũng có lý. Nhưng thực tế bất cập thì không ai có thể phủ nhận. Nhiều dự án bị đình trệ do thủ tục, quy trình phức tạp gây lãng phí hàng tỷ đồng cũng không có cách gì chặn lại được.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet