Khu Di tích Hoàng Thành - chậm trễ quy hoạch chi tiết

Cho tới thời điểm này, một quy hoạch chi tiết cho Khu HTTL – Di sản Văn hóa Thế giới vẫn chỉ xoay quanh các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn. Cuối tuần qua, UBND TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Trung tâm HTTL (tỷ lệ 1/500). Theo đó, Khu Trung tâm HTTL sẽ được bảo tồn, tôn tạo và trở thành công viên lịch sử văn hóa mở.

Theo KTS Vũ Đình Thành – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn, Chủ nhiệm đề án của Thăng Long cho biết: Đề án qui hoạch lần này tập trung nghiên cứu trung tâm HTTL giai đoạn thời Nguyễn, thuộc Pháp và cận đại; nghiên cứu qua các tư liệu về bản đồ và nhận diện lịch sử; đánh giá di tích với tương quan các di sản văn hóa khác. Đề án đề xuất các biện pháp chính về nguyên tắc kết nối không gian lịch sử; Đề xuất việc ứng xử với các công trình kiến trúc (lập danh sách 119 công trình kiến trúc, xin ý kiến giữ lại công trình then chốt, hạ giải các công trình không quan trọng); phục dựng điện Kính Thiên….

Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cho rằng: Nên coi đây là công viên văn hóa lịch sử, cần thể hiện yếu tố lịch sử để phát huy giá trị. Cần làm phương án khai thác tour - nếu làm đường hầm từ HTTL sang 18 Hoàng Diệu, nhưng nên lưu ý vì trong lòng đất có nhiều di tích; cần nghiên cứu cả khu chính trị Ba Đình… Không ít ý kiến lại băn khoăn phối cảnh tổng thể quy hoạch bị cát cứ giữa 18 Hoàng Diệu và Thành cổ; việc tham quan, du lịch, giao lưu cũng khó liên kết. Nên mở không gian từ 18 Hoàng Diệu sang HTTL. Cùng với đó các ý kiến cũng cho rằng: Những công trình bảo tồn, tôn tạo, hạ giải của Quy hoạch cần thống nhất với phê duyệt của UNESCO; Quy hoạch lần này chưa đề cập phương án xử lý sự chồng lấn ranh giới của tuyến đường phía Bắc và phía Đông công trình Nhà Quốc hội… Điều này cho thấy vẫn chưa tìm được sự đồng nhất trong đề án lần này.


Góc thành Cổ Loa

Lo ngại di tích quốc gia đặc biệt sẽ biến mất

Di tích Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Tương truyền, thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc nhưng hiện chỉ còn 3 vòng thành. Và nếu như không có sự can thiệp kịp thời thì vòng thành nội (vòng thành với vai trò là trung tâm phòng vệ, nơi có nhiều di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao như Đền Thượng thờ An Dương Vương, Khu Đình Ngự Triều Di Quy, Am thờ Mị Châu…) cũng sớm biến mất.

Theo kết quả thẩm định của UBND TP Hà Nội: Đồ án quy hoạch đã đánh giá được thực trạng triển khai quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa tỷ lệ 1/2000; các quy hoạch và dự án liên quan đến khu di tích và hiện trạng công tác quản lý bảo tồn và đầu tư xây dựng; xác định các nội dụng kế thừa và các nội dung cần phải điều chỉnh hướng tới quy hoạch Khu di tích Cổ Loa cân bằng giữa 3 yếu tố lịch sử, sinh thái và nhân văn… Đồ án cũng đưa ra được kế hoạch thực hiện, phân chia làm 4 giai đoạn thực hiện, có tính khả thi trên thực tế. Tuy nhiên, đồ án sắp xếp nội dung chưa tuân thủ nội dung nhiệm vụ mà Thủ tướng đã nêu; chưa có nội dung sơ lược qua từng thời kỳ và nhận diện vị trí trong tổng thể di tích quốc gia…

Ông Dương Tuấn - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã chỉ rõ: Hiện nay, nhiều hộ gia đình xây nhà ngay sát chân thành, thậm chí ngay trên thành đã khiến vòng thành nội gần như mất đi hoàn toàn. Như vậy, quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân cũng như các cơ quan quản lý về bảo tồn và đầu tư xây dựng. Nhưng làm sao để hài hòa bài toán giữa bảo tồn và phát triển thì vẫn là việc còn phải bàn thảo dài dài.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME