Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo” tại huyện Từ Liêm
Trong cuộc trao đổi với phóng viên ông Chu Văn Đức Chánh Thanh tra xây dựng khẳng định, huyện Từ Liêm sẽ xử lý dứt điểm các công trình "siêu mỏng, siêu méo" trên địa bàn.
Ông Chu Văn Đức cho biết, những trường hợp "siêu mỏng, siêu méo" ở Từ Liêm không phức tạp, bởi chỉ có 6 công trình xây dựng mới hiện đã xử lý 4 trường hợp (2 công trình còn lại do vướng đơn vị thi công công trình ngầm đường 32 nên sẽ tổ chức cưỡng chế sau). Những công trình khác là do hậu GPMB để lại.
Việc xử lý những công trình này đã được huyện Từ Liêm chủ động làm trước khi Thành phố chọn quận Thanh Xuân làm điểm. Cụ thể là ngay từ tháng 1/2010, UBND huyện đã có văn bản số 115/UBND-TTXD yêu cầu 4 xã, thị trấn dọc tuyến đường 32 kiểm tra, xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo. Qua đó đã phát hiện 15 trường hợp, tuy nhiên, trong đó chỉ có 6 công trình vi phạm trật tự xây dựng, còn lại 5 công trình được hợp khối, 4 công trình tồn tại sau GPMB.
Thanh tra xây dựng huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn cưỡng chế 4/6 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, 2 công trình còn lại do vướng đơn vị thi công công trình ngầm đường 32 nên sẽ tổ chức cưỡng chế sau. "Điều này khẳng định, huyện Từ Liêm chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố và rất quyết liệt trong công tác quản lý trật tự xây dựng, nhất là xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo chứ không có chuyện buông lỏng" - ông Đức nói.
Chánh Thanh tra xây dựng huyện Từ Liêm khẳng định: Những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng mới phát sinh chúng tôi kiên quyết xử lý triệt để.Còn tồn tại sau GPMB, thì có hai phương án, Thứ nhất, huyện đã có chỉ đạo thông báo cho các công trình có thể hợp khối thì thực hiện đúng theo thời hạn, nếu không sẽ xử lý theo đúng trình tự của pháp luật.
Thứ hai, UBND huyện đã giao cho các đơn vị chức năng rà soát việc thực hiện các quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp không đủ điều kiện xây dựng để giao cho xã quản lý (phần diện tích đất sau GPMB nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m), còn lại, những trường hợp đã đền bù 100% công trình xây dựng, nhưng mới phá dỡ đến chỉ giới đường đỏ sẽ xem xét giải quyết vấn đề tái định cư. Trên cơ sở đó, huyện sẽ chỉ đạo chung và lập kế hoạch giải quyết tồn tại sau GPMB.
Lãnh đạo huyện cho biết, với phương án trên, huyện sẽ quyết tâm hoàn thành đúng thời gian chỉ đạo của Thành phố. Tuy nhiên, có một thực tế là huyện đã tạo mọi điều kiện để các đơn vị thi công đường 32 thông tuyến, nhưng tiến độ thi công vẫn chậm, nên rất khó có thể giải quyết các vướng mắc. Bởi, các khâu GPMB, thi công, tái định cư chưa có sự đồng bộ, thống nhất.
Nhân đây, chúng tôi cũng kiến nghị với Thành phố cần quan tâm hơn trong chỉ đạo, cũng như giải quyết những cơ chế đặc thù của dự án đường 32 một cách triệt để. Chỉ có như vậy, người dân mới không lợi dụng chính sách và tạo điều kiện để cơ sở thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.
Việc xử lý những công trình này đã được huyện Từ Liêm chủ động làm trước khi Thành phố chọn quận Thanh Xuân làm điểm. Cụ thể là ngay từ tháng 1/2010, UBND huyện đã có văn bản số 115/UBND-TTXD yêu cầu 4 xã, thị trấn dọc tuyến đường 32 kiểm tra, xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo. Qua đó đã phát hiện 15 trường hợp, tuy nhiên, trong đó chỉ có 6 công trình vi phạm trật tự xây dựng, còn lại 5 công trình được hợp khối, 4 công trình tồn tại sau GPMB.
Thanh tra xây dựng huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn cưỡng chế 4/6 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, 2 công trình còn lại do vướng đơn vị thi công công trình ngầm đường 32 nên sẽ tổ chức cưỡng chế sau. "Điều này khẳng định, huyện Từ Liêm chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố và rất quyết liệt trong công tác quản lý trật tự xây dựng, nhất là xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo chứ không có chuyện buông lỏng" - ông Đức nói.
Chánh Thanh tra xây dựng huyện Từ Liêm khẳng định: Những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng mới phát sinh chúng tôi kiên quyết xử lý triệt để.Còn tồn tại sau GPMB, thì có hai phương án, Thứ nhất, huyện đã có chỉ đạo thông báo cho các công trình có thể hợp khối thì thực hiện đúng theo thời hạn, nếu không sẽ xử lý theo đúng trình tự của pháp luật.
Thứ hai, UBND huyện đã giao cho các đơn vị chức năng rà soát việc thực hiện các quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp không đủ điều kiện xây dựng để giao cho xã quản lý (phần diện tích đất sau GPMB nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m), còn lại, những trường hợp đã đền bù 100% công trình xây dựng, nhưng mới phá dỡ đến chỉ giới đường đỏ sẽ xem xét giải quyết vấn đề tái định cư. Trên cơ sở đó, huyện sẽ chỉ đạo chung và lập kế hoạch giải quyết tồn tại sau GPMB.
Lãnh đạo huyện cho biết, với phương án trên, huyện sẽ quyết tâm hoàn thành đúng thời gian chỉ đạo của Thành phố. Tuy nhiên, có một thực tế là huyện đã tạo mọi điều kiện để các đơn vị thi công đường 32 thông tuyến, nhưng tiến độ thi công vẫn chậm, nên rất khó có thể giải quyết các vướng mắc. Bởi, các khâu GPMB, thi công, tái định cư chưa có sự đồng bộ, thống nhất.
Nhân đây, chúng tôi cũng kiến nghị với Thành phố cần quan tâm hơn trong chỉ đạo, cũng như giải quyết những cơ chế đặc thù của dự án đường 32 một cách triệt để. Chỉ có như vậy, người dân mới không lợi dụng chính sách và tạo điều kiện để cơ sở thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn.
(Theo KTĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet