Hà Nội: Phải đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông đô thị
Chiều qua (12/6), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Đoàn giám sát Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB).
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cam kết, thành phố sẽ hoàn thành thi công xây lắp các hạng mục công trình trong năm 2013, thông xe kỹ thuật quý 1/2014. Trước mắt, hai bên sẽ cùng rà soát cụ thể các công việc để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thực hiện trên cơ sở Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và WB có hiệu lực từ tháng 4/2008 và kết thúc vào 31/12/2013, do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư, có tổng số vốn đầu tư 304,72 triệu USD (trong đó vốn vay WB là 165,03 triệu USD, còn lại vốn đối ứng 139,69 triệu USD).
Quy mô của dự án gồm bốn hợp phần: Xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn BRT (gồm tuyến Láng Hạ-Giảng Võ với chiều dài 17,4km, tuyến Giải Phóng 10,9km từ điểm đầu Quang Lai-Văn Điển đến điểm cuối là Hồ Hoàn Kiếm); xây dựng tuyến đường Vành đai 2 có chiều dài hơn 6km từ điểm đầu nối với cầu Nhật Tân - điểm cuối tuyến nối với đường Láng, xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông Bưởi, xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến Khu công nghiệp Nam Thăng Long, xây dựng đường Hoàng Hoa Thám-Thụy Khuê; hợp phần tăng cường thể chế (an toàn giao thông và giám sát dự án, kiểm tra chất lượng không khí, tăng cường PTA và phát triển chính sách giao thông, quản lý dự án); khu tái định cư CT1 với 556 căn hộ, nhà CT5 với 328 căn hộ.
Theo đánh giá của WB, mặc dù cả hai phía đã rất nỗ lực nhưng tiến độ triển khai dự án chậm, có nhiều thay đổi về thiết kế và phát sinh khối lượng giải phóng mặt bằng. Cho đến nay, dự án khối lượng mới giải ngân được khoảng 15% tổng số vốn.
Tuy nhiên, với thuận lợi cơ bản nhất hiện nay là có Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cam kết Hà Nội đủ vốn đối ứng, có đủ quỹ nhà tái định cư để thực hiện dự án.
Liên quan đến vấn đề kỹ thuật, Hà Nội dự kiến đến tháng Bảy phê duyệt xong toàn bộ thiết kế kỹ thuật các hạng mục, đấu thầu xong các gói thầu trong tháng 12/2012./.
Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thực hiện trên cơ sở Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và WB có hiệu lực từ tháng 4/2008 và kết thúc vào 31/12/2013, do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư, có tổng số vốn đầu tư 304,72 triệu USD (trong đó vốn vay WB là 165,03 triệu USD, còn lại vốn đối ứng 139,69 triệu USD).
Quy mô của dự án gồm bốn hợp phần: Xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn BRT (gồm tuyến Láng Hạ-Giảng Võ với chiều dài 17,4km, tuyến Giải Phóng 10,9km từ điểm đầu Quang Lai-Văn Điển đến điểm cuối là Hồ Hoàn Kiếm); xây dựng tuyến đường Vành đai 2 có chiều dài hơn 6km từ điểm đầu nối với cầu Nhật Tân - điểm cuối tuyến nối với đường Láng, xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông Bưởi, xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến Khu công nghiệp Nam Thăng Long, xây dựng đường Hoàng Hoa Thám-Thụy Khuê; hợp phần tăng cường thể chế (an toàn giao thông và giám sát dự án, kiểm tra chất lượng không khí, tăng cường PTA và phát triển chính sách giao thông, quản lý dự án); khu tái định cư CT1 với 556 căn hộ, nhà CT5 với 328 căn hộ.
Theo đánh giá của WB, mặc dù cả hai phía đã rất nỗ lực nhưng tiến độ triển khai dự án chậm, có nhiều thay đổi về thiết kế và phát sinh khối lượng giải phóng mặt bằng. Cho đến nay, dự án khối lượng mới giải ngân được khoảng 15% tổng số vốn.
Tuy nhiên, với thuận lợi cơ bản nhất hiện nay là có Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cam kết Hà Nội đủ vốn đối ứng, có đủ quỹ nhà tái định cư để thực hiện dự án.
Liên quan đến vấn đề kỹ thuật, Hà Nội dự kiến đến tháng Bảy phê duyệt xong toàn bộ thiết kế kỹ thuật các hạng mục, đấu thầu xong các gói thầu trong tháng 12/2012./.
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet