Hà Nội mới: Sẽ qui hoạch chi tiết từng vùng đất
Đó là khẳng định của ông Vũ Hồng Khanh, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội trong buổi trao đổi với báo giới xung quanh qui hoạch kế hoạch sử dụng đất của Hà Nội hợp nhất.
Theo ông Khanh, những trường hợp trang trại hoá, nhà vườn hoá đất nông nghiệp mà vi phạm qui hoạch sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Đề án hợp nhất hai chức danh Bí thư, Chủ tịch xã của Hà Nội cũng tiếp tục được tiến hành bình thường.
* Kể từ sau ngày 1/8 này, Hà Nội có chủ trương sử dụng đất các vùng sát nhập về Hà Nội như thế nào, thưa ông?
Sau khi HĐND TP Hà Nội họp vào hai ngày 1-2/8 để bầu ra các chức danh chủ chốt của chính quyền, trong đó có UBND TP Hà Nội mới, thì UBND TP sẽ họp và quyết định toàn bộ những chính sách liên quan đến đất đai. Đó là về mặt nguyên tắc.
Còn ý kiến của tôi, với tư cách là người phụ trách lĩnh vực này thì việc đầu tiên khi hợp nhất xong là phải qui hoạch tổng thể. Cụ thể sẽ qui hoạch trên từng vùng đất dựa trên đặc thù riêng của từng vùng, sẽ có qui hoạch chi tiết xem vùng đất này làm cái gì, vùng đất kia làm cái gì thì mang lại hiệu quả cao nhất, trên cơ sở đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân.
* Hà Nội sẽ làm gì để đất sản xuất nông nghiệp không bị “biến” thành biệt thự, nhà nghỉ, trang trại?
Sau khi UBND TP Hà Nội hợp nhất họp và thống nhất các chính sách quản lý về đất đai thì lúc đó, chính quyền địa phương sẽ phải tiến hành quản lý và sẽ chỉ đạo để làm sao thực hiện được đúng theo qui hoạch.
* Trước khi hợp nhất về Hà Nội thì không ít phần đất sản xuất nông nghiệp của Hà Tây, Mê Linh và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của Lương Sơn, Hoà Bình đã bị trang trại hoá hoặc thành các khu nghỉ dưỡng cuối tuần, các quán đặc sản. Những công trình này sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?
Tất cả những vi phạm qui hoạch sẽ phải xử lý theo đúng quy định của luật. Nhưng cụ thể muốn biết xử lý như thế nào thì trước tiên phải biết được thực trạng của vấn đề này đến đâu. Trước ngày 1/8 thì Hoà Bình đang quản lý 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
Bắt đầu từ 1/8 khi UBND TP Hà Nội hợp nhất tiếp nhận quản lý thì TP sẽ có trách nhiệm khảo sát lại để xem công trình nào đúng qui hoạch, đảm bảo phù hợp các qui hoạch thì vẫn cứ phát huy. Những công trình có vi phạm thì sẽ xem xét dựa trên từng mức độ vi phạm để xử lý. Nhưng đương nhiên sẽ có những vấn đề lịch sử để lại thì không thể xử lý ngay một lúc được. Những trường hợp vi phạm này thì phải có bước đi phù hợp, giải quyết dần.
* Trong giai đoạn đầu thực hiện hợp nhất, rất dễ xảy ra tình trạng “chảy máu đất” ở cấp cơ sở, mà cụ thể là cấp xã. Hà Nội có giải pháp gì để ngăn chặn hiện tượng này?
Quan điểm của Hà Nội qua thảo luận với lãnh đạo các sở, ban ngành và các quận, huyện về vấn đề qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, là qui hoạch chỉ đưa ra ở cấp TƯ, cấp thành phố, cấp quận huyện và không đặt vấn đề qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với cấp phường, xã. Không đưa qui hoạch đến cấp phường, xã cũng là giải pháp góp phần hạn chế tình trạng vi phạm trong quản lý đất đai ở cấp cơ sở này. Hơn nữa, nguyên nhân không qui hoạch đến cấp xã bởi vì trên thực tế thì toàn bộ qui hoạch của Hà Nội hiện nay, chúng tôi đã tập trung qui hoạch tới bản đồ 1/5000, 1/2000. Như vậy thì cơ bản đã định được khung rồi.
Tới đây, phần đất của các vùng sát nhập về Hà Nội cũng thế thôi, mình cũng tiến tới bản đồ qui hoạch 1/5000. Từ cột 5000 xuống cột 2000, rồi xuống cột 500 không hề đơn giản. Đặt vấn đề nếu qui hoạch đến cấp xã thì trước hết là lãng phí, thứ hai theo luật HĐND thì cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự ở cấp xã không có lực lượng để tiến hành làm việc này. Còn nếu thuê tư vấn để làm qui hoạch thì lại thêm khoản chi phí không cần thiết, gây lãng phí.
* Hiện có quá nhiều Nghị định, hướng dẫn liên quan đến đất đai, ngay cả cán bộ chuyên ngành cũng không dễ tìm ngay được nội dung hướng dẫn. Sát nhập xong, Hà Nội có chủ trương gì để các thủ tục hành chính nhanh, gọn hơn?
Hiện có tới 52 Nghị định, 148 hướng dẫn liên quan đến vấn đề đất đai, mà mỗi một văn bản này lại hướng dẫn nhiều vấn đề. Thực tế ngay cả cán bộ cũng phải tìm rất nhiều Nghị định, hướng dẫn mới tìm được các hướng dẫn cụ thể. Thành phố đang đề nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường sau khi ban hành xong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai thì rà soát lại, rút gọn lại hoặc mỗi Nghị định chỉ nêu một vấn đề, hướng dẫn một vấn đề. Như vậy, khi tìm kiếm văn bản hướng dẫn để giải quyết giao dịch liên quan đến đất đai sẽ nhanh hơn rất nhiều.
* Đầu năm nay, cùng với một số TP lớn khác, Hà Nội đã gấp rút soạn thảo đề án thí điểm chủ trương nhất thể hoá hai chức danh Bí thư, Chủ tịch xã, phường. Trong thời điểm này khi mà qui mô của Hà Nội (mới) lớn gấp nhiều lần, vấn đề đó được quyết định thế nào, thưa ông?
Tất cả những cái đó đều đang được chỉ đạo triển khai. Đó là đề án thí điểm nên vẫn tiến hành bình thường sau khi đã hợp nhất Hà Tây, Mê Linh và 4 xã của Lương Sơn về Hà Nội.
* Xin cảm ơn ông.
* Kể từ sau ngày 1/8 này, Hà Nội có chủ trương sử dụng đất các vùng sát nhập về Hà Nội như thế nào, thưa ông?
Sau khi HĐND TP Hà Nội họp vào hai ngày 1-2/8 để bầu ra các chức danh chủ chốt của chính quyền, trong đó có UBND TP Hà Nội mới, thì UBND TP sẽ họp và quyết định toàn bộ những chính sách liên quan đến đất đai. Đó là về mặt nguyên tắc.
Còn ý kiến của tôi, với tư cách là người phụ trách lĩnh vực này thì việc đầu tiên khi hợp nhất xong là phải qui hoạch tổng thể. Cụ thể sẽ qui hoạch trên từng vùng đất dựa trên đặc thù riêng của từng vùng, sẽ có qui hoạch chi tiết xem vùng đất này làm cái gì, vùng đất kia làm cái gì thì mang lại hiệu quả cao nhất, trên cơ sở đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân.
* Hà Nội sẽ làm gì để đất sản xuất nông nghiệp không bị “biến” thành biệt thự, nhà nghỉ, trang trại?
Sau khi UBND TP Hà Nội hợp nhất họp và thống nhất các chính sách quản lý về đất đai thì lúc đó, chính quyền địa phương sẽ phải tiến hành quản lý và sẽ chỉ đạo để làm sao thực hiện được đúng theo qui hoạch.
* Trước khi hợp nhất về Hà Nội thì không ít phần đất sản xuất nông nghiệp của Hà Tây, Mê Linh và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của Lương Sơn, Hoà Bình đã bị trang trại hoá hoặc thành các khu nghỉ dưỡng cuối tuần, các quán đặc sản. Những công trình này sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?
Tất cả những vi phạm qui hoạch sẽ phải xử lý theo đúng quy định của luật. Nhưng cụ thể muốn biết xử lý như thế nào thì trước tiên phải biết được thực trạng của vấn đề này đến đâu. Trước ngày 1/8 thì Hoà Bình đang quản lý 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
Bắt đầu từ 1/8 khi UBND TP Hà Nội hợp nhất tiếp nhận quản lý thì TP sẽ có trách nhiệm khảo sát lại để xem công trình nào đúng qui hoạch, đảm bảo phù hợp các qui hoạch thì vẫn cứ phát huy. Những công trình có vi phạm thì sẽ xem xét dựa trên từng mức độ vi phạm để xử lý. Nhưng đương nhiên sẽ có những vấn đề lịch sử để lại thì không thể xử lý ngay một lúc được. Những trường hợp vi phạm này thì phải có bước đi phù hợp, giải quyết dần.
* Trong giai đoạn đầu thực hiện hợp nhất, rất dễ xảy ra tình trạng “chảy máu đất” ở cấp cơ sở, mà cụ thể là cấp xã. Hà Nội có giải pháp gì để ngăn chặn hiện tượng này?
Quan điểm của Hà Nội qua thảo luận với lãnh đạo các sở, ban ngành và các quận, huyện về vấn đề qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, là qui hoạch chỉ đưa ra ở cấp TƯ, cấp thành phố, cấp quận huyện và không đặt vấn đề qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với cấp phường, xã. Không đưa qui hoạch đến cấp phường, xã cũng là giải pháp góp phần hạn chế tình trạng vi phạm trong quản lý đất đai ở cấp cơ sở này. Hơn nữa, nguyên nhân không qui hoạch đến cấp xã bởi vì trên thực tế thì toàn bộ qui hoạch của Hà Nội hiện nay, chúng tôi đã tập trung qui hoạch tới bản đồ 1/5000, 1/2000. Như vậy thì cơ bản đã định được khung rồi.
Tới đây, phần đất của các vùng sát nhập về Hà Nội cũng thế thôi, mình cũng tiến tới bản đồ qui hoạch 1/5000. Từ cột 5000 xuống cột 2000, rồi xuống cột 500 không hề đơn giản. Đặt vấn đề nếu qui hoạch đến cấp xã thì trước hết là lãng phí, thứ hai theo luật HĐND thì cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự ở cấp xã không có lực lượng để tiến hành làm việc này. Còn nếu thuê tư vấn để làm qui hoạch thì lại thêm khoản chi phí không cần thiết, gây lãng phí.
* Hiện có quá nhiều Nghị định, hướng dẫn liên quan đến đất đai, ngay cả cán bộ chuyên ngành cũng không dễ tìm ngay được nội dung hướng dẫn. Sát nhập xong, Hà Nội có chủ trương gì để các thủ tục hành chính nhanh, gọn hơn?
Hiện có tới 52 Nghị định, 148 hướng dẫn liên quan đến vấn đề đất đai, mà mỗi một văn bản này lại hướng dẫn nhiều vấn đề. Thực tế ngay cả cán bộ cũng phải tìm rất nhiều Nghị định, hướng dẫn mới tìm được các hướng dẫn cụ thể. Thành phố đang đề nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường sau khi ban hành xong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai thì rà soát lại, rút gọn lại hoặc mỗi Nghị định chỉ nêu một vấn đề, hướng dẫn một vấn đề. Như vậy, khi tìm kiếm văn bản hướng dẫn để giải quyết giao dịch liên quan đến đất đai sẽ nhanh hơn rất nhiều.
* Đầu năm nay, cùng với một số TP lớn khác, Hà Nội đã gấp rút soạn thảo đề án thí điểm chủ trương nhất thể hoá hai chức danh Bí thư, Chủ tịch xã, phường. Trong thời điểm này khi mà qui mô của Hà Nội (mới) lớn gấp nhiều lần, vấn đề đó được quyết định thế nào, thưa ông?
Tất cả những cái đó đều đang được chỉ đạo triển khai. Đó là đề án thí điểm nên vẫn tiến hành bình thường sau khi đã hợp nhất Hà Tây, Mê Linh và 4 xã của Lương Sơn về Hà Nội.
* Xin cảm ơn ông.
Theo Gia Đình& Xã Hội
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet