Thống kê cho thấy, đến năm 2020, Hà Nội cần 22.131 căn hộ chung cư cao tầng để phục vụ công tác GPMB. Nhưng các dự án đang triển khai hiện chỉ đáp ứng được khoảng 4.500 căn hộ. Như vậy, hơn 17.600 căn hộ nữa phải được đầu tư để đáp ứng công tác GPMB (chủ yếu là công trình hạ tầng, giao thông) với số vốn khoảng 18.514 tỷ đồng.

Theo cơ chế này, thành phố tạo quỹ đất (đã GPMB) lựa chọn nhà đầu tư xây nhà ở tái định cư theo kiến trúc, quy hoạch được duyệt. Sau khi nhận đất để làm dự án, nhà đầu tư được quản lý, vận hành, bảo trì công trình và được phép bán 20% quỹ nhà ra thị trường hoặc được hưởng 10% lợi nhuận định mức (không tính phí lãi vay ngân hàng). Thành phố đặt hàng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư ký hợp đồng bán nhà và thu tiền của người mua.

Kể từ khi đủ điều kiện bố trí tái định cư, sau 9-12 tháng, nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà.

Khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư phải đảm bảo 10 tiêu chí như năng lực tài chính, kinh nghiệm, tiến độ cam kết, quản trị... Đặc biệt, nhà đầu tư phải cam kết không tính lãi vay khi triển khai.

căn hộ tái định cư
Tại Hà Nội, gần đây, một đơn vị đã đề xuất phá bỏ 3 tòa nhà
tái định cư do không có ai đến ở. Ảnh minh họa

Để đáp ứng đủ nhu cầu nhà tái định cư đến năm 2020 và sau đó, UBND TP. Hà Nội cho biết đã chuẩn bị 27 dự án với khoảng 19.800 căn hộ, trên diện tích khoảng 28,5ha để kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện theo cơ chế đặt hàng trên.

Theo quy định hiện hành, nhà nước phải mua nhà ở thương mại hoặc trực tiếp đầu tư vốn để xây nhà ở phục vụ tái định cư. Trước năm 2016, Hà Nội chủ yếu sử dụng vốn ngân sách và giao cho các Ban quản lý dự án thuộc Sở Xây dựng và các quận huyện làm chủ đầu tư.

Sau khi nhà được xây xong, thành phố nghiệm thu và bàn giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội bán cho các hộ và duy tu bảo trì. Khi bán nhà tái định cư cho các hộ dân, thành phố mới xác định giá tiền sử dụng đất phân bổ vào diện tích căn hộ và thu tiền. Nhưng lãnh đạo thành phố cho rằng, khi đầu tư theo cơ chế này, thời gian bị kéo dài do khó khăn về vốn ngân sách cũng như các quy định về việc sử dụng, quản lý vốn ngân sách. Điều này không chỉ dẫn đến việc thiếu nhà tái định cư mà còn không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn nhà tái định cư.

Thành phố cũng đánh giá, công tác quản lý, vận hành nhà tái định cư theo cơ chế hiện hành còn thấp, dẫn đến tình trạng xuống cấp, người dân khiếu kiện. Cơ quan này cũng cho hay, để vận hành, hàng năm ngân sách phải cấp bù lỗ cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội khoảng 43 tỷ đồng.

Còn khi mua nhà ở thương mại để làm nhà tái định cư, khi hoàn thành, giá bán nhà thường cao hơn giá nhà tái định cư theo quy định. Do đó, ngân sách phải bù lỗ phần tiền chênh lệch, không đảm bảo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Không chỉ vậy, phương án này còn có khó khăn trong công tác quản lý, vận hành khi chi phí cao do các căn hộ nằm xen kẽ trong các khu nhà ở thương mại.

Trước đó, chủ đầu tư một dự án đã đề xuất phá bỏ 3 toà nhà tái định cư thuộc khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) đã xây cách đây hơn 10 năm vì không có người đến nhận nhà.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME