Hà Nội: Kiên quyết không cho xây cao ốc tại trụ sở bộ, ngành di dời
Tại buổi giao ban báo chí chiều 6/3, Phó giám đốc Sở KHĐT Hà Nội Nguyễn Văn Tứ khẳng định: "Kiên quyết không cho xây dựng nhà cao tầng tại trụ sở các cơ quan bộ ngành sau khi thực hiện di dời".
Ông Tứ cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo cần nghiêm túc thực hiện chủ trương không cấp phép xây dựng chung cư, nhà cao tầng trên đất vốn là trụ sở của khối các cơ quan công quyền di dời đi chỗ khác. Số diện tích này sẽ được sử dụng vào mục đích phục vụ các công trình công cộng, để giảm áp lực giao thông trên địa bàn thành phố.
Theo ông Tứ việc đầu tư di dời trụ sở bộ ngành ra ngoại thành rất tốn kém. Tuy nhiên việc di dời vẫn phải được triển khai. Còn việc dùng mặt bằng quỹ đất này vào mục đích gì sẽ cần phải tính toán cẩn thận trước khi triển khai.
Liên quan đến việc đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng), ông Tứ cho biết từ khi hợp nhất Hà Nội đến nay, Sở KH&ĐT đã phê duyệt và trình UBND chấp thuận cho khoảng 100 dự án đầu tư theo hình thức này.
Số dự án theo hình thức BT chủ yếu là lĩnh vực giao thông, tiếp đến các dự án phát triển đô thị, công viên, xử lý rác thải… Những dự án này trước đây chủ yếu được triển khai từ nguồn vốn ngân sách. Nhưng từ khi thắt chặt đầu tư công, Hà Nội đã triển khai các dự án trên theo hình thức BT.
Ông Tứ cũng cho biết, trước kia việc triển khai dự án dưới hình thức BT thường được thực hiện theo phương thức giao đất cho doanh nghiệp trước rồi doanh nghiệp mới xây dựng hạ tầng sau, hoặc hình thức chuyển giao được thực hiện song song.
Nhưng đến nay cơ chế này đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể doanh nghiệp buộc phải xây dựng và bàn giao hạ tầng song thì thành phố mới bàn giao đất. “Trong hơn 100 dự án đầu tư theo hình thức BT, rất ít doanh nghiệp được Hà Nội giao đất vì chưa hoàn thiện hạ tầng” – ông Tứ nhấn mạnh.
Rất ít doanh nghiệp được giao đất theo hình thức BT. Ảnh minh họa |
Theo ông Tứ việc đầu tư di dời trụ sở bộ ngành ra ngoại thành rất tốn kém. Tuy nhiên việc di dời vẫn phải được triển khai. Còn việc dùng mặt bằng quỹ đất này vào mục đích gì sẽ cần phải tính toán cẩn thận trước khi triển khai.
Liên quan đến việc đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng), ông Tứ cho biết từ khi hợp nhất Hà Nội đến nay, Sở KH&ĐT đã phê duyệt và trình UBND chấp thuận cho khoảng 100 dự án đầu tư theo hình thức này.
Số dự án theo hình thức BT chủ yếu là lĩnh vực giao thông, tiếp đến các dự án phát triển đô thị, công viên, xử lý rác thải… Những dự án này trước đây chủ yếu được triển khai từ nguồn vốn ngân sách. Nhưng từ khi thắt chặt đầu tư công, Hà Nội đã triển khai các dự án trên theo hình thức BT.
Ông Tứ cũng cho biết, trước kia việc triển khai dự án dưới hình thức BT thường được thực hiện theo phương thức giao đất cho doanh nghiệp trước rồi doanh nghiệp mới xây dựng hạ tầng sau, hoặc hình thức chuyển giao được thực hiện song song.
Nhưng đến nay cơ chế này đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể doanh nghiệp buộc phải xây dựng và bàn giao hạ tầng song thì thành phố mới bàn giao đất. “Trong hơn 100 dự án đầu tư theo hình thức BT, rất ít doanh nghiệp được Hà Nội giao đất vì chưa hoàn thiện hạ tầng” – ông Tứ nhấn mạnh.
(Theo InfoNet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet