Hà Nội: Khó huy động vốn đầu tư phát triển vùng ven đô thị
Đây là những ý kiến được đưa ra tại Hội thảo Phát triển bền vững vùng ven các đô thị ở Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt-Pháp đang diễn ra tại Bộ Kế hoạch-Đầu tư.
Tại hội thảo, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, đô thị hóa đang là xu thế khách quan không chỉ riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì tốc độ đô thị hóa của Việt Nam thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á và Thủ đô Hà Nội đang là một minh chứng cụ thể. Không chỉ là Thủ đô, mà Hà Nội còn là một trong hai đô thị lớn nhất của cả nước. Kể từ 2008, Hà Nội đã được mở rộng diện tích, với nhiều dự án ven đô phát triển mạnh như khu đô thị Pháp Vân, Dương Nội, Mỹ Đình...và hiện Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước.
Dù thế, theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Huy Tưởng, việc phát triển mạnh các dự án kinh doanh bất động sản đã giúp Thủ đô có diện mạo mới, nhưng trong điều kiện các chính sách đang được hình thành thì các vấn đề như giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, bảo vệ cảnh quan môi trường...đang là “điểm nghẽn” cần được quan tâm.
“Và việc đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển cho thành phố trong thời gian tới đang là vấn đề khó”, ông Tưởng cho biết.
Bên cạnh đó, đô thị hóa đã ảnh hưởng không ít tới nông dân sống ở khu vực ven đô với các vấn đề như: Đất nông nghiệp bị thu hẹp, chuyển đổi ngành nghề phù hợp với công tác đào tạo nghề...
Vì vậy, yêu cầu đặt ra tại các đô thị ở Việt Nam là cần có cái nhìn rõ ràng về cơ cấu chuyển đổi trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Nếu cứ để quy luật thị trường điều khiển mà không có sự điều chỉnh và định hướng của nhà nước thì sẽ không đủ nguồn lực.
Dù thế, theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Huy Tưởng, việc phát triển mạnh các dự án kinh doanh bất động sản đã giúp Thủ đô có diện mạo mới, nhưng trong điều kiện các chính sách đang được hình thành thì các vấn đề như giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, bảo vệ cảnh quan môi trường...đang là “điểm nghẽn” cần được quan tâm.
“Và việc đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển cho thành phố trong thời gian tới đang là vấn đề khó”, ông Tưởng cho biết.
Bên cạnh đó, đô thị hóa đã ảnh hưởng không ít tới nông dân sống ở khu vực ven đô với các vấn đề như: Đất nông nghiệp bị thu hẹp, chuyển đổi ngành nghề phù hợp với công tác đào tạo nghề...
Vì vậy, yêu cầu đặt ra tại các đô thị ở Việt Nam là cần có cái nhìn rõ ràng về cơ cấu chuyển đổi trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Nếu cứ để quy luật thị trường điều khiển mà không có sự điều chỉnh và định hướng của nhà nước thì sẽ không đủ nguồn lực.
(Theo ToQuoc)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet