Hà Nội: Hàng trăm người dân tại Xuân Đỉnh phải sống tạm bợ đến bao giờ?
Hơn 10 năm nay, hơn 50 hộ dân sống tại thôn Nhang (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm) phải sống trong cảnh tạm bợ. Đường dân sinh, nhà ở của các hộ được xây dựng từ lâu, nhưng không được cải tạo, xây dựng mới, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Vậy, nguyên nhân vì sao?
Theo Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 11/4/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn ngoại giao trên địa phận xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Mục tiêu của dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc đồng bộ phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các công trình phục vụ cho đại sứ quán các nước, đại diện các tổ chức quốc tế và khu đô thị mới.
Ngày 11/12/2006, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 5491/QĐ-UBND về việc cho phép Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội sử dụng 590.435m2 đất tại xã Xuân Đỉnh để thực hiện dự án. Theo đó, chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền huyện Từ Liêm và địa phương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được thu hồi, đền bù GPMB.
Đến nay, phần hạ tầng của từng ô đất thuộc Dự án Ngoại giao đoàn đã triển khai xong. Ở một vài ô đất đã được GPMB, chủ đầu tư đã triển khai thi công. Tuy nhiên, trong dự án này hiện vẫn còn 2 khu đất chưa được triển khai đền bù GPMB, gồm: 1,1 ha ở thôn Nhang (có 47 hộ trong diện đền bù GPMB) và 1,3ha ở thôn Đông (ngoài diện tích đất nông nghiệp thì có 5 hộ trong diện đền bù GPMB).
Chính vì vậy, đến thôn Nhang, xã Xuân Đỉnh, ngay từ ngoài đường, chúng tôi đã nhận thấy sự đối lập rõ rệt về hoàn cảnh sống giữa hai khu vực dân cư. Chỉ cách nhau vài mét, qua một con đường, tại khu vực không nằm trong dự án, mặt đường được mở rộng, trải nhựa đẹp đẽ, hai bên đường "mọc lên" các căn nhà 4 - 5 tầng khang trang, tiện nghi; còn khu vực dân cư nằm trong diện quy hoạch chỉ là các dãy nhà lụp xụp, ẩm thấp. Con đường dân sinh dẫn vào khu dân cư và các ngõ ngách của khu dân cư nằm trong quy hoạch này cũng trong tình trạng xuống cấp do không được đầu tư cải tạo, nâng cấp và cốt đường thấp hơn 30cm so với con đường đã được trải nhựa ở đầu ngõ.
Biết chúng tôi đến tìm hiểu, người dân nào ở đây cũng muốn phóng viên đến tận nhà mình để tận mắt chứng kiến hoàn cảnh sống của gia đình. Căn hộ của gia đình ông Đỗ Văn Lập (ở số nhà 5 thôn Nhang) có tổng diện tích 320m2, nhưng chỉ có một gian nhà mái bằng cũ, còn lại là những gian nhà tạm lợp mái tôn. Các con của ông Lập đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình và trên khuôn viên đó có tới 4 hộ cùng chung sống, với tổng cộng 18 khẩu. Nhà ở xây dựng đã hơn 40 năm, bị dột nát, muốn phá đi xây dựng lại để bảo đảm sinh hoạt, nhưng không được, vì vướng quy hoạch.
Cùng chung hoàn cảnh đó còn có 47 hộ ở thôn Nhang và 5 hộ ở thôn Đông (đều thuộc xã Xuân Đỉnh). Ông Nguyễn Danh Trại, (65 tuổi, ở thôn Nhang) nói: Gần hết đời người rồi mà tôi vẫn chưa làm được cái nhà tử tế để ở. Suốt 10 năm qua, chúng tôi phải sống trong tình cảnh nhà cửa tạm bợ, dột nát. Hệ thống tiêu thoát nước của khu dân cư cũng "vướng" quy hoạch, nên không được cải tạo, dẫn đến tiêu thoát nước kém, nước thải ứ đọng, bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân...
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh cho biết: Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã nhận được ý kiến của người dân về khó khăn trong điều kiện ăn ở, đường đi lại, hệ thống thoát nước xuống cấp do chậm trễ bồi thường GPMB, triển khai dự án. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư sớm giải quyết những bức xúc của người dân. Hiện tại, chủ đầu tư đang triển khai phương án đền bù, bố trí tái định cư cho các hộ... Để nắm rõ hơn về nguyên nhân chậm trễ đền bù GPMB đối với các hộ dân ở thôn Nhang, xã Xuân Đỉnh, nhiều lần phóng viên đã liên lạc với Giám đốc Ban quản lý dự án (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội), song không nhận được sự hợp tác; lúc thì cáo bận học, lần thì bảo đang họp và sau đó là không nghe máy...
Với thái độ né tránh, thiếu tinh thần hợp tác… của Ban Quản lý dự án, không biết việc bồi thường, GPMB ở thôn Nhang còn kéo dài và người dân phải sống cảnh tạm bợ đến bao giờ?
Ngày 11/12/2006, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 5491/QĐ-UBND về việc cho phép Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội sử dụng 590.435m2 đất tại xã Xuân Đỉnh để thực hiện dự án. Theo đó, chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền huyện Từ Liêm và địa phương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được thu hồi, đền bù GPMB.
Đến nay, phần hạ tầng của từng ô đất thuộc Dự án Ngoại giao đoàn đã triển khai xong. Ở một vài ô đất đã được GPMB, chủ đầu tư đã triển khai thi công. Tuy nhiên, trong dự án này hiện vẫn còn 2 khu đất chưa được triển khai đền bù GPMB, gồm: 1,1 ha ở thôn Nhang (có 47 hộ trong diện đền bù GPMB) và 1,3ha ở thôn Đông (ngoài diện tích đất nông nghiệp thì có 5 hộ trong diện đền bù GPMB).
Chính vì vậy, đến thôn Nhang, xã Xuân Đỉnh, ngay từ ngoài đường, chúng tôi đã nhận thấy sự đối lập rõ rệt về hoàn cảnh sống giữa hai khu vực dân cư. Chỉ cách nhau vài mét, qua một con đường, tại khu vực không nằm trong dự án, mặt đường được mở rộng, trải nhựa đẹp đẽ, hai bên đường "mọc lên" các căn nhà 4 - 5 tầng khang trang, tiện nghi; còn khu vực dân cư nằm trong diện quy hoạch chỉ là các dãy nhà lụp xụp, ẩm thấp. Con đường dân sinh dẫn vào khu dân cư và các ngõ ngách của khu dân cư nằm trong quy hoạch này cũng trong tình trạng xuống cấp do không được đầu tư cải tạo, nâng cấp và cốt đường thấp hơn 30cm so với con đường đã được trải nhựa ở đầu ngõ.
Biết chúng tôi đến tìm hiểu, người dân nào ở đây cũng muốn phóng viên đến tận nhà mình để tận mắt chứng kiến hoàn cảnh sống của gia đình. Căn hộ của gia đình ông Đỗ Văn Lập (ở số nhà 5 thôn Nhang) có tổng diện tích 320m2, nhưng chỉ có một gian nhà mái bằng cũ, còn lại là những gian nhà tạm lợp mái tôn. Các con của ông Lập đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình và trên khuôn viên đó có tới 4 hộ cùng chung sống, với tổng cộng 18 khẩu. Nhà ở xây dựng đã hơn 40 năm, bị dột nát, muốn phá đi xây dựng lại để bảo đảm sinh hoạt, nhưng không được, vì vướng quy hoạch.
Cùng chung hoàn cảnh đó còn có 47 hộ ở thôn Nhang và 5 hộ ở thôn Đông (đều thuộc xã Xuân Đỉnh). Ông Nguyễn Danh Trại, (65 tuổi, ở thôn Nhang) nói: Gần hết đời người rồi mà tôi vẫn chưa làm được cái nhà tử tế để ở. Suốt 10 năm qua, chúng tôi phải sống trong tình cảnh nhà cửa tạm bợ, dột nát. Hệ thống tiêu thoát nước của khu dân cư cũng "vướng" quy hoạch, nên không được cải tạo, dẫn đến tiêu thoát nước kém, nước thải ứ đọng, bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân...
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh cho biết: Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã nhận được ý kiến của người dân về khó khăn trong điều kiện ăn ở, đường đi lại, hệ thống thoát nước xuống cấp do chậm trễ bồi thường GPMB, triển khai dự án. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư sớm giải quyết những bức xúc của người dân. Hiện tại, chủ đầu tư đang triển khai phương án đền bù, bố trí tái định cư cho các hộ... Để nắm rõ hơn về nguyên nhân chậm trễ đền bù GPMB đối với các hộ dân ở thôn Nhang, xã Xuân Đỉnh, nhiều lần phóng viên đã liên lạc với Giám đốc Ban quản lý dự án (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội), song không nhận được sự hợp tác; lúc thì cáo bận học, lần thì bảo đang họp và sau đó là không nghe máy...
Với thái độ né tránh, thiếu tinh thần hợp tác… của Ban Quản lý dự án, không biết việc bồi thường, GPMB ở thôn Nhang còn kéo dài và người dân phải sống cảnh tạm bợ đến bao giờ?
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet