Hà Nội: Hạn chế chỉ định thầu để tránh xin - cho
Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách, HĐND TP Hà Nội cho rằng, chỉ định thầu đối với các dự án xây dựng - chuyển giao (BT) kết hợp giao đất không những tạo ra môi trường đầu tư thiếu bình đẳng mà còn tạo kẽ hở để xin - cho.
Trong báo cáo giải trình với HĐND, UBND thành phố cho biết, tính đến hết tháng 6/2011, trên địa bàn thành phố có tới 80 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng – vận hành - chuyển giao) và BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn đầu tư khoảng 171.554 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chỉ có 1 dự án BOT (nhà máy xử lý phân loại, đóng gói rác sinh hoạt Nam Sơn), 1 dự án đề nghị đầu tư theo hình thức hợp đồng kết hợp BOT và BT (cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Ba La-Xuân Mai), còn lại có tới 78 dự án đầu tư theo hình thức BT.
Trong 78 dự án BT, có 40 dự án đã được phê duyệt đề xuất dự án và đã chọn nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 53.744 tỷ đồng (7 dự án đang triển khai đầu tư; 4 dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như Bảo tàng Hà Nội, Cung Trí thức...) và ngoài ra, hàng chục dự án đang lập hoặc hoàn thiện hồ sơ đề xuất để trình thông qua và chỉ định nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 117.810 tỷ đồng.
Trước tình trạng nở rộ các dự án BT trên địa bàn, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP Hà Nội cho rằng, cần có chính sách khuyến khích mạnh các hình thức đầu tư BOT, BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), PPP (hợp tác công-tư) và kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc đầu tư BT bằng hình thức chỉ định thầu kết hợp giao đất thực hiện dự án cho các nhà đầu tư.
Một số ý kiến còn đề nghị chấm dứt chỉ định thầu các dự án BT. Cần chuyển mạnh sang hình thức đấu thầu dự án sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất để có vốn đầu tư phát triển hạ tầng của thành phố.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nam - Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách cho rằng, vừa qua Hà Nội thực hiện gần 80 dự án BT là đúng theo quy định pháp luật, nhưng sắp tới phải đấu thầu BT và cần hạn chế chỉ định thầu. Vì chỉ định thầu sẽ không tạo được công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đấu thầu dự án BT là cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp muốn tham gia và hạn chế sự xin-cho.
“Vừa qua nhiều dự án BT đều nhằm vào mảng bất động sản, làm cầu, đường, hạ tầng để đổi lấy đất xây đô thị, nhà ở vì đây là lĩnh vực tạo lợi nhuận cao. Không trách gì nhà đầu tư, nhưng quản lý nhà nước thì phải chặt chẽ. Mà chuyển từ chỉ định thầu sang đấu thầu dự án BT không có khó khăn gì về thủ tục”- Ông Nam kiến nghị.
Trả lời kiến nghị của HĐND thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, thành phố đang chỉ đạo rà soát toàn bộ các dự án BT trên địa bàn, từ đó đánh giá, phân loại và nghiên cứu cơ chế thực hiện sao cho phát huy tốt nhất cơ chế đầu tư này, đặc biệt là phải khai thác tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất đai...
Đáng chú ý, chỉ có 1 dự án BOT (nhà máy xử lý phân loại, đóng gói rác sinh hoạt Nam Sơn), 1 dự án đề nghị đầu tư theo hình thức hợp đồng kết hợp BOT và BT (cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Ba La-Xuân Mai), còn lại có tới 78 dự án đầu tư theo hình thức BT.
Trong 78 dự án BT, có 40 dự án đã được phê duyệt đề xuất dự án và đã chọn nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 53.744 tỷ đồng (7 dự án đang triển khai đầu tư; 4 dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như Bảo tàng Hà Nội, Cung Trí thức...) và ngoài ra, hàng chục dự án đang lập hoặc hoàn thiện hồ sơ đề xuất để trình thông qua và chỉ định nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 117.810 tỷ đồng.
Trước tình trạng nở rộ các dự án BT trên địa bàn, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP Hà Nội cho rằng, cần có chính sách khuyến khích mạnh các hình thức đầu tư BOT, BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), PPP (hợp tác công-tư) và kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc đầu tư BT bằng hình thức chỉ định thầu kết hợp giao đất thực hiện dự án cho các nhà đầu tư.
Một số ý kiến còn đề nghị chấm dứt chỉ định thầu các dự án BT. Cần chuyển mạnh sang hình thức đấu thầu dự án sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất để có vốn đầu tư phát triển hạ tầng của thành phố.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nam - Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách cho rằng, vừa qua Hà Nội thực hiện gần 80 dự án BT là đúng theo quy định pháp luật, nhưng sắp tới phải đấu thầu BT và cần hạn chế chỉ định thầu. Vì chỉ định thầu sẽ không tạo được công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đấu thầu dự án BT là cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp muốn tham gia và hạn chế sự xin-cho.
“Vừa qua nhiều dự án BT đều nhằm vào mảng bất động sản, làm cầu, đường, hạ tầng để đổi lấy đất xây đô thị, nhà ở vì đây là lĩnh vực tạo lợi nhuận cao. Không trách gì nhà đầu tư, nhưng quản lý nhà nước thì phải chặt chẽ. Mà chuyển từ chỉ định thầu sang đấu thầu dự án BT không có khó khăn gì về thủ tục”- Ông Nam kiến nghị.
Trả lời kiến nghị của HĐND thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, thành phố đang chỉ đạo rà soát toàn bộ các dự án BT trên địa bàn, từ đó đánh giá, phân loại và nghiên cứu cơ chế thực hiện sao cho phát huy tốt nhất cơ chế đầu tư này, đặc biệt là phải khai thác tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất đai...
(Theo Tienphong)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet