Hà Nội dự kiến thu 2.600 tỷ từ đấu giá đất trong năm 2011
Năm 2011, thành phố Hà Nội dự kiến thu gần 2.600 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất (ĐGQSDĐ) của 33 dự án thuộc thành phố quản lý và các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường, việc thực hiện ĐGQSDĐ trong thực tế đang gặp khó do “xung đột” giữa các văn bản pháp quy. Theo Nghị định số 17/2010/NĐ- CP về bán đấu giá tài sản (có hiệu lực từ ngày 1/7/2010), các Hội đồng ĐGQSDĐ bị bãi bỏ. Thay vào đó, việc ĐGQSDĐ được giao cho các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện.
Vì vậy, nhiều dự án đã được giao đất, xây dựng hạ tầng trước thời điểm 1/7/2010 nhưng chưa ban hành quy chế đấu giá bị vướng vì không thể đấu giá được.
Do đó, Sở Tài nguyên – Môi trường đề nghị, khi chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP, có thể cho phép các Hội đồng ĐGQSDĐ đã được thành lập trước ngày 1/7/2010 đã tiếp nhận việc bán ĐGQSDĐ đối với một số lô đất cụ thể và đã tiến hành bồi thường GPMB, có phương án đấu giá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 1/7/2010 thì tiếp tục việc thực hiện bán đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định 216/QĐ-TTg.
Để chủ động tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, Sở cũng đề nghị UBND thành phố làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường, thống nhất với Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ĐGQSDĐ.
Theo đó, đối với trường hợp tài sản Nhà nước là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được phép bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo phương án xử lý, sắp xếp lại theo quy định tại Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hoặc bán tài sản là nhà đất theo quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
Đối với trường hợp quỹ đất đấu giá do Tổ chức phát triển quỹ đất tạo lập hoặc do UBND các quận, huyện tạo lập, đề nghị được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2009 và Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để ĐGQSDĐ đã phân cấp cho cấp huyện thì Thường trực Hội đồng đấu giá là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.
Vì vậy, nhiều dự án đã được giao đất, xây dựng hạ tầng trước thời điểm 1/7/2010 nhưng chưa ban hành quy chế đấu giá bị vướng vì không thể đấu giá được.
Do đó, Sở Tài nguyên – Môi trường đề nghị, khi chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP, có thể cho phép các Hội đồng ĐGQSDĐ đã được thành lập trước ngày 1/7/2010 đã tiếp nhận việc bán ĐGQSDĐ đối với một số lô đất cụ thể và đã tiến hành bồi thường GPMB, có phương án đấu giá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 1/7/2010 thì tiếp tục việc thực hiện bán đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định 216/QĐ-TTg.
Để chủ động tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, Sở cũng đề nghị UBND thành phố làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường, thống nhất với Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ĐGQSDĐ.
Theo đó, đối với trường hợp tài sản Nhà nước là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được phép bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo phương án xử lý, sắp xếp lại theo quy định tại Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hoặc bán tài sản là nhà đất theo quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
Đối với trường hợp quỹ đất đấu giá do Tổ chức phát triển quỹ đất tạo lập hoặc do UBND các quận, huyện tạo lập, đề nghị được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2009 và Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để ĐGQSDĐ đã phân cấp cho cấp huyện thì Thường trực Hội đồng đấu giá là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.
(Theo Đầu tư)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet