Theo KTS Vũ Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, sau khi quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được duyệt, Bộ Xây dựng cũng như thành phố Hà Nội sẽ phải triển quy hoạch của các khu đô thị vệ tinh, các thị trấn huyện lỵ, tiếp sau là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.

Ông Thịnh cũng cho biết, hiện nay, Hà Nội đang tập trung vào nghiên cứu quy hoạch phân khu của khu vực trung tâm, tính từ vành đai 4 trở vào. Theo quy hoạch này, khu vực trung tâm có khoảng gần 30 phân khu. Giai đoạn I, thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch của 17 phân khu, giao cho Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội là đơn vị tư vấn triển khai.

Đơn vị này dự kiến, tháng 9/2011 sẽ trình thành phố quy hoạch của 17 phân khu này. 13 phân khu còn lại sẽ tiếp tục làm trong năm 2012.

Theo quy hoạch phân khu, định hướng các chỉ tiêu trong khu vực như chiều cao công trình, kiến trúc không gian, hệ thống giao thông, tính chất đất, công viên, cây xanh... đều được quy định rõ, ông Thịnh nói..

Sau quy hoạch phân khu, thành phố tiếp tục tiến hành quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các khu vực trong phân khu.

Ngoài ra, Phó Giám đốc sở cũng cho biết, Sở đang xây dựng quy chế quản lý hành lang xanh.

Theo đó, đối với khu vực vành đai xanh mà các dự án trước kia thuộc các địa phương Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện mà tính pháp lý của dự án đã có, đã đền bù GPMB, thậm chí có dự án đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì trong quy hoạch chung cũng có định hướng quản lý, tính chất khu vực, dự án, mật độ xây dựng, chiều cao công trình.

Đối với các dự án đã đủ tính pháp lý thì cho phép triển khai nhưng phải đúng với định hướng chung quy hoạch Thủ đô.


(Theo Báo Xây dựng)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME