Vướng giải phóng mặt bằng

Báo cáo mới nhất của UBND quận Hai Bà Trưng về thực trạng công viên Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy, sau gần 15 năm được phê duyệt triển khai, nhiều hạng mục của dự án này vẫn… dậm chân tại chỗ. Ngày 13-4-2001, Thủ tướng chính phủ ban hành Qyết định số 42 về việc giao diện tích đất hơn 262.000 m2 cho Công ty thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội (nay là Công ty và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội). Đến thời điểm hiện nay, có gần 67.000 m2 đất trong diện tích thuộc quy hoạch khuôn viên nhưng Công ty và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội chưa quản lý, sử dụng do chưa GPMB xong. Trong số này, hơn 1.000 m2 đã GPMB và bàn giao cho đơn vị quản lý công viên, nhưng đã bị các hộ dân tái lấn chiếm.

Theo ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND  quận Hai Bà Trưng, công tác GPMB dự án công viên Tuổi trẻ Thủ đô, đặc biệt phía Tây Bắc của công viên, gặp  nhiều khó khăn, không đảm bảo đúng tiến độ. Nhiều hộ dân không chấp hành việc điều tra, khảo sát; không đồng thuận với phương án được phê duyệt; có nhiều đơn thư kiến nghị về chính sách bồi thường, hỗ trợ, về nhà tái định cư. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bức xúc nhất là việc các hộ dân tái lấn chiếm mặt bằng đã bàn giao nhưng không bị xử lý, khiến các hộ dân còn lại không chấp hành công tác GPMB.

Hà Nội: Dự án công viên Tuổi trẻ “treo” quá lâu | ảnh 1
Nhiều hạng mục, dịch vụ tại công viên Tuổi trẻ Thủ đô vi phạm

Nhiều hạng mục vi phạm

Hiện nay, theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã được UBND thành phố phê duyệt còn hơn 30 hạng mục chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện. Việc triển khai các hạng mục theo quy hoạch còn chậm, chưa đầu tư các hạng mục chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa - thể dục thể thao của thanh thiếu niên trên địa bàn.

Kết quả kiểm tra thực tế sử dụng đất tại công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã phát hiện nhiều hạng mục vi phạm. Việc sử dụng phục vụ cho mục đích công cộng theo quy hoạch được phê duyệt còn kém hiệu quả, thậm chí, có công trình sử dụng chưa đúng mục đích. Một số công trình đã đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch đã được duyệt: 4 sân tennis ngoài trời xây dựng không có giấy phép. Có công trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch mới, như khu đu quay, 2 sân tennis ngoài trời không có mái che. Phần diện tích đất còn lại chưa được đầu tư xây dựng, có khu đang trồng cây xanh, khu để trống và làm bãi trông giữ ô tô.

Đề xuất biện pháp tháo gỡ những tồn tại, Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn, ông Nguyễn Tiến Hải thẳng thắn: “Cần làm rõ chức năng- trách nhiệm của đơn vị quản lý công viên. Một doanh nghiệp nặng tính chất thương mại như Công ty và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội được giao làm chủ đầu tư dự án công viên mang tính chất công ích- xã hội cho thanh thiếu niên rõ ràng không phù hợp. Đơn vị này hiện phải tự hoạch toán, vì thế, họ chỉ còn cách khai thác triệt để, tối đa những gì hạ tầng sẵn có, để trả lương cho hơn 100 cán bộ công nhân viên. Điều này tất yếu hình thành những công trình, hạng mục, dịch vụ vi phạm, không phép”. Những tồn tại, ngổn ngang tại dự án công viên Tuổi trẻ  Thủ đô, có lẽ đã đến lúc, Thành phố cần vào cuộc sát sao, quyết liệt, để trả lại cho người dân Thủ đô một địa chỉ văn hóa bị “treo” đã rất lâu rồi.

(Theo ANTĐ)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME