Hàng loạt vi phạm

UBND tỉnh Hà Tây trước đây đã phê duyệt dự án “Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông” được xây dựng trên diện tích khoảng 100 ha thuộc địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng. Từ tháng 8/2008, sau khi sáp nhập địa giới hành chính, dự án đến nay vẫn chưa được triển khai, dù đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được hơn 50 ha. Để chống lấn chiếm, tháng 2/2015, UBND quận Hà Đông đã gửi văn bản tới TP. Hà Nội, đề xuất phương án quản lý khai thác sử dụng tạm thời với phần diện tích đất đã GPMB này.

Tháng 5/2015, UBND quận Hà Đông gửi báo cáo đến Sở KH&ĐT và UBND TP. Hà Nội điều chỉnh mô hình khai thác tạm khu công viên này theo hướng không có mục đích dịch vụ, thương mại, ẩm thực. Dựa trên văn bản này, Sở KH&ĐT thống nhất nội dung: “Về cơ bản liên ngành chấp thuận đề xuất của UBND quận Hà Đông với nội dung chủ yếu là phục vụ thể dục thể thao và bãi xe, không khai thác dịch vụ kinh doanh…”.

khu đất quy hoạch

Khu đất quy hoạch xây dựng Công viên Thể thao cây xanh Hà Đông

Ngày 22/5/2015, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận cho UBND quận Hà Đông tổ chức quản lý sử dụng khai thác tạm toàn bộ diện tích đã GPMB thuộc khu đất xây dựng công viên này và phải đảm bảo mục đích phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao. Các công trình chỉ được phép xây dựng tạm bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh (sân tập golf, sân bóng mini, bãi đỗ xe tĩnh…) và không được xây dựng các công trình kiên cố, xây dựng công trình cấp 4, chiều cao 1 tầng…

Sau khi Trung tâm PTQĐ Hà Đông được UBND quận Hà Đông giao cho quản lý và ký hợp đồng cho các đơn vị thuê, toàn bộ diện tích dự án đã bị “xẻ thịt” làm nhà hàng, ki ốt, nhà kho,... Theo tìm hiểu của phóng viên, 12 doanh nghiệp đang thuê đất tại công viên Hà Đông với diện tích khoảng 30 ha. Các doanh nghiệp thuê gồm Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Global Việt Pháp; Công ty TNHH Sản xuất, xuất nhập khẩu Yên Thủy; Công ty CP Golf Hà Đông; Công ty CP phát triển nhân lực và thương mại Việt Nam; Công ty CP Phát triển thể thao Hà Đông…

Ngày 6/3/2017, theo kết quả kiểm tra hiện trạng của Sở Xây dựng Hà Nội và UBND quận Hà Đông, hầu hết các công trình xây dựng trên khu đất xây công viên này đều vi phạm yêu cầu của thành phố. Cụ thể, nhiều đơn vị xây dựng và sử dụng vượt phần diện tích được giao hàng nghìn m2, nhiều công trình được xây dựng kiên cố cao 1,5-2 tầng bằng bê tông cốt thép, khung thép chữ Y cỡ lớn. Trong khi đó, thành phố chỉ cho phép xây công trình tạm bằng vật liệu nhẹ dễ di dời theo Văn bản số 3461/UBND-KH&ĐT.

Cho thuê với giá 5.000 đồng/m2

Khu đất quy hoạch xây dựng công viên đã được GPMB sạch, thuận tiện cho hoạt động khai thác dịch vụ. Tuy nhiên, UBND quận Hà Đông lại ủy quyền cho Trung tâm PTQĐ quận Hà Đông cho thuê với mức giá bèo sau khi được thành phố đồng ý cho khai thác tạm. Theo tìm hiểu của phóng viên, Trung tâm PTQĐ Hà Đông hiện đang cho thuê 30 ha đất sạch với mức giá 5.000 đồng/m2/năm. Hợp đồng ghi giá thuê chỉ là 5.000đồng/m2/năm, nhưng Trung tâm PTQĐ Hà Đông lại áp dụng điều khoản “Đóng góp hạng mục đầu tư chung, cơ sở hạ tầng” đối với 12 doanh nghiệp để thu về hơn 10 tỷ đồng với mục đích xây dựng hạ tầng.

Theo hợp đồng số 04 ký với Công ty CP ĐT Nhân lực & Thương mại Việt Nam, tiền thuê đất thể hiện trên hợp đồng là 50,4 triệu đồng/ha/năm (5.040đồng/m2/năm). Tuy nhiên, khoản “Đóng góp hạng mục đầu tư chung, cơ sở hạ tầng” được quy định rõ “không trả lại trong bất kỳ hoàn cảnh nào” lại áp dụng giá 48.591đồng/m2. Về mức giá thuê chỉ cao hơn giá cốc trà đá, ông Đinh Trọng Đạt, Phó Giám đốc chi nhánh Trung tâm PTQĐ Hà Đông giải thích, đơn giá cho thuê đất tại đây được tính bằng giá thuê đất nông nghiệp. Mỗi năm, từ việc cho thuê 30 ha đất, chi nhánh thu về cho ngân sách nhà nước khoảng 1,5 tỷ đồng. Về khoản tiền làm hạ tầng, theo ông Đạt, các doanh nghiệp tự nguyện nộp tiền để làm hạ tầng, nếu nhà nước thu hồi triển khai dự án thì sẽ không có trách nhiệm đền bù.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội cho biết, khung giá thuê đất hàng năm do UBND thành phố ban hành không có mức nào rẻ đến 5.000đồng/m2/năm. Hơn nữa, khu đất được quy hoạch xây công viên cây xanh sau khi GPMB đã là đất dự án, đất kinh doanh nên không thể áp dụng khung giá với đất nông nghiệp. Đại diện Sở TN&MT cho biết thêm: “Nếu muốn xây dựng hạ tầng cho các đơn vị thuê đất kinh doanh, UBND quận Hà Đông phải lập hồ sơ dự án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt, không có quy định nào cho phép Trung tâm PTQĐ tự thu tiền của doanh nghiệp, rồi tự đứng ra xây hạ tầng trên diện tích đất được quy hoạch làm công viên”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME