Hà Nội: Đầu tư hơn 2.375 tỷ đồng xây dựng cải tạo chợ
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có 413 chợ các loại. Diện tích đất chợ bình quân chỉ bằng quy mô đất chợ loại 3 theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Chiều 8/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu chủ trì cuộc họp về tình hình quản lý và đầu tư chợ trên địa bàn Thành phố.
Báo cáo của Sở Công thương cho biết, từ năm 2008 đến nay, Thành phố đã đầu tư xây mới được 4 chợ hạng 1 là chợ Nghệ, Vân Đình, Hàng Da và chợ Mơ; 4 chợ hạng 2 là chợ Trung tâm Phúc Thọ, Hà Vỹ, Trùng Quán, nông sản đêm Văn Quán và 22 chợ hạng 2. Số chợ được cải tạo, nâng cấp lớn là chợ đầu mối phía Nam và đầu mối Bắc Thăng Long chuyên kinh doanh nông, lâm, thủy sản; 6 chợ hạng 1 bao gồm cả chợ đầu mối và chợ Nành, chợ Trung tâm thương mại Thanh Trì, Bưởi, Hà Đông. Theo báo cáo, thống kê của các quận, huyện, thị xã ước vốn đầu tư xây dựng chợ từ năm 2008 đến nay là hơn 2.375 tỷ đồng , đáng chú ý trong số này vốn đầu tư của doanh nghiệp, HTX là gần 1.894 tỷ đồng.
Báo cáo cũng nêu rõ triển khai kế hoạch của Thành phố thực hiện hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Liên ngành thành phố đã khảo sát thực tế các chợ xã nghèo, xã miền núi trên địa bàn 10 huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Đồng thời liên ngành đã có tờ trình đề xuất hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo 39 chợ tại các xã nghèo, xã miền núi, trong đó đầu tư xây dựng mới 26 chợ, cải tạo nâng cấp 13 chợ.
Theo đó, quy mô các chợ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp theo quy mô chợ hạng 3, diện tích xây dưng từ 1.000-1.500m2, kinh phí khái toán khoảng 120 -140 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách nhà nước 80% và ngân sách huyện 20%. Thời gian thực hiện trong 2 năm 2011-2012. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương do nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ được trích từ nguồn chương trình mục tiêu hàng năm phải xin ý kiến HĐND nên đến nay vẫn chưa bố trí được.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo triển khai Quyết định số 23-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” Liên sở (Công thương , Kế hoạch- Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc- Tài chính) đề nghị thành phố tập trung nguồn vốn ưu tiên cải tạo, nâng cấp 39 chợ đang hoạt động năm trong quy hoạch phê duyệt nhưng đang thuộc diện chợ tạm, cơ sở hạ tầng xuống cấp và chợ cần xây mới tại những nơi có nhu cầu bức xúc về chợ và 18 chợ tại 18 xã thực hiện thí điểm theo Đề án xây dựng nông thôn mới./.
Chợ Hàng Da được xây dựng mới |
Báo cáo của Sở Công thương cho biết, từ năm 2008 đến nay, Thành phố đã đầu tư xây mới được 4 chợ hạng 1 là chợ Nghệ, Vân Đình, Hàng Da và chợ Mơ; 4 chợ hạng 2 là chợ Trung tâm Phúc Thọ, Hà Vỹ, Trùng Quán, nông sản đêm Văn Quán và 22 chợ hạng 2. Số chợ được cải tạo, nâng cấp lớn là chợ đầu mối phía Nam và đầu mối Bắc Thăng Long chuyên kinh doanh nông, lâm, thủy sản; 6 chợ hạng 1 bao gồm cả chợ đầu mối và chợ Nành, chợ Trung tâm thương mại Thanh Trì, Bưởi, Hà Đông. Theo báo cáo, thống kê của các quận, huyện, thị xã ước vốn đầu tư xây dựng chợ từ năm 2008 đến nay là hơn 2.375 tỷ đồng , đáng chú ý trong số này vốn đầu tư của doanh nghiệp, HTX là gần 1.894 tỷ đồng.
Báo cáo cũng nêu rõ triển khai kế hoạch của Thành phố thực hiện hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Liên ngành thành phố đã khảo sát thực tế các chợ xã nghèo, xã miền núi trên địa bàn 10 huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Đồng thời liên ngành đã có tờ trình đề xuất hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo 39 chợ tại các xã nghèo, xã miền núi, trong đó đầu tư xây dựng mới 26 chợ, cải tạo nâng cấp 13 chợ.
Theo đó, quy mô các chợ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp theo quy mô chợ hạng 3, diện tích xây dưng từ 1.000-1.500m2, kinh phí khái toán khoảng 120 -140 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách nhà nước 80% và ngân sách huyện 20%. Thời gian thực hiện trong 2 năm 2011-2012. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương do nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ được trích từ nguồn chương trình mục tiêu hàng năm phải xin ý kiến HĐND nên đến nay vẫn chưa bố trí được.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo triển khai Quyết định số 23-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” Liên sở (Công thương , Kế hoạch- Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc- Tài chính) đề nghị thành phố tập trung nguồn vốn ưu tiên cải tạo, nâng cấp 39 chợ đang hoạt động năm trong quy hoạch phê duyệt nhưng đang thuộc diện chợ tạm, cơ sở hạ tầng xuống cấp và chợ cần xây mới tại những nơi có nhu cầu bức xúc về chợ và 18 chợ tại 18 xã thực hiện thí điểm theo Đề án xây dựng nông thôn mới./.
(Theo VOV)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet