Sau khi nghe ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đọc báo cáo của UBND TP về quản lý nhà biệt thự cổ, rất nhiều đại biểu đã bày tỏ sự không đồng tình, gay gắt yêu cầu lãnh đạo UBND phải báo cáo đúng sự thật. “Dân xây trái phép 1m2, chính quyền biết ngay nhưng phá một biệt thự thì không ai biết. Chúng ta có quy định xây dựng không quá 3 tầng, song có những biệt thự cổ bị phá đi để xây 7-8 tầng, phá vỡ hết kiến trúc cảnh quan. Đề nghị thành phố đánh giá lại chu đáo, đừng làm cẩu thả”, đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Xuân Diên.

Vị đại biểu này yêu cầu lãnh đạo UBND TP phải báo cáo đúng sự thật, chỉ ra thực trạng của biệt thự cổ, xử lý trách nhiệm cá nhân, đơn vị báo cáo không đúng sự thật. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND khẳng định: “Một biệt thự không như mớ rau mà khi phá chúng ta không biết, ở đây có sự dối trá của cơ quan quản lý".

Trước khi có Nghị quyết 18, có 121 biệt thự được bán và xây dựng lại nên HĐND đã yêu cầu UBND phải giải trình rõ nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Mặt khác theo ông Nam, 970 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước đã được giao cho UBND TP quản lý, chứ không phải loại ra khỏi diện quản lý.

Đại biểu Nam đề nghị cần có sự thanh tra toàn diện. Bởi nếu không làm nghiêm, xử lý trách nhiệm cụ thể thì sẽ không quản lý, duy trì được các biệt thự.

Chủ nhiệm UBKT thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực nêu quan điểm về quản lý nhà biệt thự sáng 9/7
Chủ nhiệm UBKT thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực nêu quan điểm về quản lý nhà biệt thự sáng 9/7

Chủ nhiệm UBKT thành ủy Trần Trọng Dực cũng cho rằng, việc UBND loại 312 biệt thự ra khỏi Nghị quyết 18 là trái thẩm quyền và Nghị quyết của HĐND. Ông Dực kể ra hàng loạt các trường hợp cụ thể, như biệt thự 52 Ngũ Xá, 333 Hoàng Hoa Thám, 38 Hoàng Hoa Thám đều còn nguyên trạng nhưng báo cáo của UBND lại đánh giá “biến dạng hoàn toàn”.

“Việc điều tra hiện trạng của UBND TP rất sơ sài khiến HĐND khó có niềm tin với kết quả thực hiện Nghị quyết 18. Bảo vệ biệt thự là bảo vệ giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội và cả nước, tài sản đất đai của quốc gia. Nếu làm tùy tiện thì tài sản nhà nước sẽ rơi vào túi tư nhân” – ông Dực nhấn mạnh.

Cùng nhận định tương tự, đại biểu Nguyễn Xuân Diên cho rằng, UBND TP không báo cáo đúng sự thật về tình trạng, phân loại biệt thự. Lý do vì có hơn 1.000 biệt thự nên quản lý không sát cũng không phù hợp, vì chỉ cần 1 hộ dân cơi nới 1 mét vuông, chính quyền đã biết, nên cả một ngôi biệt thự như vậy không thể không biết được. Ông Diên cũng đề nghị phải xử lý trách nhiệm trong việc này.

Trước ý kiến vừa nêu ra, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đề xuất HĐND cho phép những trường hợp đã bán theo Nghị định 61 đang dừng chờ Nghị định 34 thì tiếp tục được bán theo nghị định này. UBND cũng nhận trách nhiệm về số liệu đưa ra đối với 218 biệt thự.

Ông Khanh cũng thừa nhận thực tế có những biệt thự 2 mặt tiền nhưng lại được tính thành 2 căn, và có biệt thự đã phá đi xây lại nhưng vẫn được tính, rồi biệt thự sau 1954 cũng đưa vào danh sách biệt thự trước 1954... Việc quản lý được thực hiện không tốt dẫn đến những biệt thự bị phá không phép. Sắp tới, UBND sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra lại, thậm chí nếu cần thiết sẽ tiến hành thanh tra.

Hà Nội vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong quản lý biệt thự cổ.
Hà Nội vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong quản lý biệt thự cổ.

Ông Khanh cũng khẳng định Quyết định 7177 được ban hành đúng thẩm quyền, không loại bỏ 312 biệt thự mà chỉ xác định các biệt thực thuộc các nhóm phải bảo tồn. 218 biệt thự không phải bảo tồn vẫn nằm trong Nghị quyết 18 thì được quản lý theo pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên ông Trần Trọng Dực không đồng tình với khẳng định của Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh về tính hợp pháp của Quyết định 7177, vì cho rằng điều 2 trong quyết định này đã loại 312 biệt thự khỏi danh mục các biệt thự được quản lý trên địa bàn TP. “UBND TP nên nhận trách nhiệm về sai sót này. Dù giải trình như thế nào thì tôi vẫn quyết theo đến cùng” - ông Dực nói.

Cuối buổi làm việc, Phó chủ tịch HĐND TP Nguyễn Văn Hoạt đề nghị UBND TP cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo quản lý biệt thự theo Nghị quyết 18. HĐND cũng nhất trí không cho bán biệt thự đan xen vì không phù hợp Nghị định 34. Một số biệt thự do Trung ương giao về cho thành phố cần rà soát lại, để có sự thống nhất quản lý.

Hà Nội đề xuất đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa

Cũng trong chiều 9/7, 100% đại biểu có mặt đã đồng ý thông qua Tờ trình Nghị quyết đặt tên và điều chỉnh độ dài 26 đường phố. Theo Nghị quyết, 26 tuyến đường, phố trên địa bàn 9 quận, huyện sẽ được đặt tên và điều chỉnh độ dài. Trong đó có 19 tuyến mang tên địa danh, một phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 4 đường phố mang tên danh nhân và 2 tuyến điều chỉnh kéo dài. Sau nhiều ý kiến thảo luận, các đại biểu HĐND đã thống nhất sẽ gắn biển đường Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công vào dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô 10-10.

Tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự kiến sẽ hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô 10-10. Đường chạy qua 2 huyện Đông Anh, Sóc Sơn (đoạn từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân) dài 12km, rộng 70 - 100m. Ngoài ra, đường Võ Chí Công, thuộc quận Tây Hồ là đoạn từ cầu Nhật Tân đi qua Tây Hồ Tây (Bưởi) đến giao cắt với đường Hoàng Quốc Việt, sông Tô Lịch, dài 4,5km. Tuyến đường Võ Văn Kiệt thuộc địa bàn huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn: đoạn từ Sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long có chiều dài 12km.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thanh Mai, cử tri quận Hà Đông đã gửi gắm đề xuất đặt tên đường Trường Sa, Hoàng Sa ở Thủ đô. Ý kiến này đã được UBND TP ghi nhận, tiếp thu để nghiên cứu trong các lần đặt tên sau.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME