Hà Nội: Chưa thể “cán đích” vì còn nhiều vướng mắc
Hiện nay, tại thành phố Hà Nội, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất và tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là “sổ đỏ”) trên địa bàn huyện Chương Mỹ đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Thực tế cho thấy, tiến độ cấp “sổ đỏ” trên địa bàn Chương Mỹ nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian tháo gỡ những vướng mắc, trong khi thẩm quyền đó lại không thuộc cấp huyện.
Sở dĩ tiến độ “chưa được như ý muốn”, theo ông Đảm, ngoài những vướng mắc, bất cập chung, thì huyện Chương Mỹ có những khó khăn riêng, mang tính chất “hơi đặc thù” so với các địa phương khác trên địa bàn thành phố trong công tác cấp “sổ đỏ”: Huyện có 32 xã, thị trấn, với nhiều cơ quan, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn; thêm vào đó, địa giới hành chính nằm giáp ranh với huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
Để làm rõ những khó khăn đã và đang gặp phải, ông Đảm dẫn chứng, có không ít cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Chương Mỹ mặc dù trước đây đã giao đất cho các gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của mình làm nhà ở, nhưng các cơ quan, đơn vị này lại không bàn giao cho UBND huyện số diện tích đất trên nên khiến hàng trăm hộ dân đã ăn ở ổn định hàng chục năm nay nhưng không thể cấp “sổ đỏ”.
Trong số này có thể kể đến Trại Cam (xã Thủy Xuân Tiên); Công ty chè Lương Mỹ (thôn Văn Phú, xã Hoàng Văn Thụ); Trường cao đẳng Bắc Bộ, Trường cao đẳng Cộng đồng (thị trấn Xuân Mai). Chỉ tính riêng khu vực nông trường chè Lương Mỹ (trước đây) đã có đến 300 hộ chưa được cấp “sổ đỏ”. Ông Đảm bức xúc: “Nhân khẩu thì nhiều đơn vị đã bàn giao về chính quyền địa phương quản lý, còn đất thì không bàn giao nên thật sự gây khó khăn cho địa phương trong vấn đề đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ”!”
Bên cạnh đó, một số xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ có địa giới hành chính giáp ranh với huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nên vẫn phải chờ sự thống nhất mới có thể cấp “sổ đỏ” được.
Bên cạnh đó, trong Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ TN&MT, quy định đối với những trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất, thì “ UBND cấp xã phải lấy ý kiến của khu dân cư gồm những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất”, theo ông Đảm cũng không phù hợp, vì đa phần đất dân cư nông thôn sử dụng từ lâu đời nên đến bây giờ hầu hết không mấy ai “cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất” còn sống để mà cho ý kiến! Đây thực sự là “rào cản” lớn khiến cho UBND huyện có muốn đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ” cũng không được.
Tìm hiểu được biết, khi cấp “sổ đỏ” việc thực hiện xác định ranh giới giữa đất ở và các loại đất khác trên cùng thửa đất trong GCNQSD đất, trên thực tế tại Chương Mỹ chỉ mang tính tương đối. Chính vì vậy, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị, cần sớm có sự thống nhất trong chỉ đạo của cấp trên về vấn đề này. Bởi, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) tại văn bản số 794/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 197/2011, cho rằng: “Theo quy định tại Điều 87 của Luật đất đai, Khoản 2 Điều 14 của nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 25/5/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì đất vườn (trồng cây hàng năm hoặc trồng cây lâu năm) và ao gắn liền với nhà ở trong khu dân cư của cùng một hộ gia đình, cá nhân được xác định là một thửa đất mà không bắt buộc phải đo vẽ tách thành các thửa riêng”. Trong khi đó, Sở TN&MT Hà Nội lại chỉ “đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn xem xét, nghiên cứu văn bản số 794/TCQLĐĐ-CĐKTK của Tổng cục Quản lý đất đai”.
Ngoài ra, trong Thông tư 06/2007/TT-BTNMT có quy định đối với những trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất, theo lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ, việc xác nhận thời điểm sử dụng đất nên điều chỉnh dựa trên căn cứ vào tình hình thực tế. Góc độ khác, UBND thành phố có thể xem xét điều chỉnh hạn mức cụ thể đối với vùng nông thôn cho phù hợp?
Khó khăn riêng
Ông Nguyễn Văn Đảm, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Chương Mỹ cho biết, tính đến thời điểm này, huyện Chương Mỹ đã cấp được 91,9% số hồ sơ cần cấp “sổ đỏ”. Tuy nhiên, tính riêng trong 9 tháng đầu năm, toàn huyện mới chỉ cấp được 550 “sổ đỏ”, trong khi kế hoạch của huyện đề ra trong năm 2011 cấp được 1.200 “sổ đỏ” cấp lần đầu.Sở dĩ tiến độ “chưa được như ý muốn”, theo ông Đảm, ngoài những vướng mắc, bất cập chung, thì huyện Chương Mỹ có những khó khăn riêng, mang tính chất “hơi đặc thù” so với các địa phương khác trên địa bàn thành phố trong công tác cấp “sổ đỏ”: Huyện có 32 xã, thị trấn, với nhiều cơ quan, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn; thêm vào đó, địa giới hành chính nằm giáp ranh với huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
Để làm rõ những khó khăn đã và đang gặp phải, ông Đảm dẫn chứng, có không ít cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Chương Mỹ mặc dù trước đây đã giao đất cho các gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của mình làm nhà ở, nhưng các cơ quan, đơn vị này lại không bàn giao cho UBND huyện số diện tích đất trên nên khiến hàng trăm hộ dân đã ăn ở ổn định hàng chục năm nay nhưng không thể cấp “sổ đỏ”.
Trong số này có thể kể đến Trại Cam (xã Thủy Xuân Tiên); Công ty chè Lương Mỹ (thôn Văn Phú, xã Hoàng Văn Thụ); Trường cao đẳng Bắc Bộ, Trường cao đẳng Cộng đồng (thị trấn Xuân Mai). Chỉ tính riêng khu vực nông trường chè Lương Mỹ (trước đây) đã có đến 300 hộ chưa được cấp “sổ đỏ”. Ông Đảm bức xúc: “Nhân khẩu thì nhiều đơn vị đã bàn giao về chính quyền địa phương quản lý, còn đất thì không bàn giao nên thật sự gây khó khăn cho địa phương trong vấn đề đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ”!”
Bên cạnh đó, một số xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ có địa giới hành chính giáp ranh với huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nên vẫn phải chờ sự thống nhất mới có thể cấp “sổ đỏ” được.
…Vướng mắc, bất cập chung
Ngoài sự không đồng nhất trong hướng dẫn thực hiện việc xác định ranh giới giữa đất ở và các loại đất khác trên cùng thửa đất trong GCNQSD đất của một số cơ quan là một trong những vướng mắc chung mà các địa phương của Hà Nội, trong đó có huyện Chương Mỹ đang gặp phải, ông Nguyễn Văn Đảm còn cho biết: Đặc điểm của đất dân cư nông thôn là sử dụng từ lâu đời nhưng không có giấy tờ. Các tài liệu khác, như: sổ mục kê, đăng ký ruộng đất, hệ bản đồ 299 hoặc do xã lập, hoặc không nghiệm thu (không có cơ quan chức năng nào ký, đóng dấu) chỉ được coi là tài liệu tham khảo nên hạn mức đất ở theo quy định chỉ là 180m2; trong khi các trường hợp sử dụng từ thời điểm sau ngày 18/10-/1980 đến trước ngày 15/10/1993, có xác nhận của chính quyền thì lại được cấp với hạn mức đất ở là 300m2, khiến rất nhiều hộ dân bất bình, thắc mắc.Bên cạnh đó, trong Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ TN&MT, quy định đối với những trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất, thì “ UBND cấp xã phải lấy ý kiến của khu dân cư gồm những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất”, theo ông Đảm cũng không phù hợp, vì đa phần đất dân cư nông thôn sử dụng từ lâu đời nên đến bây giờ hầu hết không mấy ai “cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất” còn sống để mà cho ý kiến! Đây thực sự là “rào cản” lớn khiến cho UBND huyện có muốn đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ” cũng không được.
Tìm hiểu được biết, khi cấp “sổ đỏ” việc thực hiện xác định ranh giới giữa đất ở và các loại đất khác trên cùng thửa đất trong GCNQSD đất, trên thực tế tại Chương Mỹ chỉ mang tính tương đối. Chính vì vậy, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị, cần sớm có sự thống nhất trong chỉ đạo của cấp trên về vấn đề này. Bởi, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) tại văn bản số 794/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 197/2011, cho rằng: “Theo quy định tại Điều 87 của Luật đất đai, Khoản 2 Điều 14 của nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 25/5/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì đất vườn (trồng cây hàng năm hoặc trồng cây lâu năm) và ao gắn liền với nhà ở trong khu dân cư của cùng một hộ gia đình, cá nhân được xác định là một thửa đất mà không bắt buộc phải đo vẽ tách thành các thửa riêng”. Trong khi đó, Sở TN&MT Hà Nội lại chỉ “đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn xem xét, nghiên cứu văn bản số 794/TCQLĐĐ-CĐKTK của Tổng cục Quản lý đất đai”.
Ngoài ra, trong Thông tư 06/2007/TT-BTNMT có quy định đối với những trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất, theo lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ, việc xác nhận thời điểm sử dụng đất nên điều chỉnh dựa trên căn cứ vào tình hình thực tế. Góc độ khác, UBND thành phố có thể xem xét điều chỉnh hạn mức cụ thể đối với vùng nông thôn cho phù hợp?
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet