Hà Nội: Cần các giải pháp linh hoạt trong vấn đề cấp đất dịch vụ
Hiện nay, không khó để hình dung độ phức tạp của vấn đề đất dịch vụ tại Hà Nội. Vì không chỉ cần diện tích đất rất lớn mà nguồn lực tài chính để xây dựng hạ tầng cơ bản trước khi giao đất cho dân theo quy định còn là thách thức thực sự đối với các cơ quan chức năng thành phố.
Thành phố đã cam kết giao đất cho dân, thời hạn cũng đã gần kề, phải vận dụng giải pháp nào?
Cụ thể, ngày 21/2/2011, UBND TP ban hành văn bản số 1130/UBND-TNMT chỉ đạo chung về giải quyết tồn tại, vướng mắc trong công tác giao đất ở, đất dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố và giao cho UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp nhu cầu sử dụng đất; đề xuất địa điểm đầu tư, quyết định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ, bố trí vốn thực hiện.
Kết quả tổng hợp cho thấy, TP sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn mới có thể hoàn thành việc cấp đất dịch vụ cho người dân. Tổng số hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đủ tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ hiện nay lên đến trên 62.000 hộ. Tổng nhu cầu đất cũng lên tới 968ha. Hiện nay, toàn TP mới bố trí được khoảng 409ha đất, còn thiếu khoảng 559ha chưa tìm được vị trí. Hiện nay, các quận, huyện mới giao được khoảng 7,58ha đất dịch vụ cho trên 1.500 hộ gia đình, nghĩa là vẫn còn khoảng 60.000 hộ chưa được cấp đất. Bên cạnh đó, một số nơi như quận Hà Đông, huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng đang tiến hành công khai danh sách, triển khai các thủ tục để giao đất cho các hộ.
Kết quả giao đất dịch vụ có thể nói là rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và chỉ đạo của TP. Nguyên nhân một phần là chờ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, nên việc bố trí quỹ đất mất thời gian. UBND TP cũng nhận định: "Một số địa phương chưa chủ động, tích cực trong việc bố trí quỹ đất, lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật". Trong khi đó, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho gần 1.000ha đất đòi hỏi nguồn kinh phí lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Con số quá lớn này vượt khả năng cân đối của một số địa phương và cân đối của TP.
Chính các giải pháp tưởng chừng mang tính khả thi nói trên cũng còn vô số vướng mắc. Nhiều năm nay, quỹ nhà đất tái định cư trên địa bàn Hà Nội luôn trong tình trạng "nơi thừa, nơi thiếu". Nếu muốn sử dụng quỹ đất 20%, TP sẽ phải rà soát, cân đối tổng thể quỹ nhà, quỹ đất này. Làm được việc đó, không những giải quyết được một phần vấn đề đất dịch vụ, đồng thời TP còn giải quyết được vấn đề "thiếu nhạc trưởng" trong bố trí nhà đất tái định cư bấy lâu nay.
Bên cạnh đó, giải pháp về vốn từ đấu giá đất thực sự là thách thức đối với các quận, huyện, thị xã. Hơn một năm nay, gần như đấu giá đất không thành công vì các địa phương chưa quen quy trình mới do Chính phủ quy định: Toàn TP mới đạt khoảng 10% kế hoạch. Muốn giải quyết vấn đề về vốn cho đất dịch vụ, Hà Nội sẽ phải giải quyết bài toán về đấu giá đất cho các địa phương. Vì vậy, mới thấy rằng, nhu cầu giải quyết vấn đề đất dịch vụ đã mở ra cơ hội cho Hà Nội cùng lúc giải quyết nhiều vướng mắc trong công tác quản lý đang gây bức xúc hiện nay.
Chưa kể, hiện nay có một số sáng kiến rất đáng lưu tâm trong khi giải quyết đất dịch vụ. Trước hết là sáng kiến của huyện Mê Linh khi "đàm phán" với các hộ dân chịu nhận tiền thay vì đất dịch vụ với mức hỗ trợ gấp 5 lần đất nông nghiệp. Một sáng kiến khác là chia nhỏ gói xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ bằng cách giao đất dịch vụ cho dân sau khi xây dựng xong một số hạ tầng kỹ thuật cơ bản như đường giao thông, điện, nước; sau đó hoàn thiện tiếp. Đây là những sáng kiến mà Hà Nội nên tổ chức cho các địa phương nghiên cứu, vận dụng.
Theo quy định của luật, Nhà nước được nợ dân 3 năm về đất dịch vụ. Có thể thấy, thời hạn này đã cận kề, Hà Nội phải lựa chọn các giải pháp phù hợp để kịp với tiến độ thời gian và bảo đảm tối đa hiệu quả trên thực tế.
Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất quận Cầu Giấy. Ảnh: Tuấn Lương |
Khẳng định cam kết
UBND TP khẳng định chủ trương chung trong việc giải quyết các tồn đọng về chính sách giao đất ở, đất dịch vụ tại các địa phương là tôn trọng và thực hiện đúng các chính sách và phương án giao đất mà các địa phương đã phê duyệt cho các hộ dân trước khi hợp nhất. Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh từng nhấn mạnh khi trả lời về vấn đề này rằng: "Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của luật và cam kết với người dân".Cụ thể, ngày 21/2/2011, UBND TP ban hành văn bản số 1130/UBND-TNMT chỉ đạo chung về giải quyết tồn tại, vướng mắc trong công tác giao đất ở, đất dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố và giao cho UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp nhu cầu sử dụng đất; đề xuất địa điểm đầu tư, quyết định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ, bố trí vốn thực hiện.
Kết quả tổng hợp cho thấy, TP sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn mới có thể hoàn thành việc cấp đất dịch vụ cho người dân. Tổng số hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đủ tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ hiện nay lên đến trên 62.000 hộ. Tổng nhu cầu đất cũng lên tới 968ha. Hiện nay, toàn TP mới bố trí được khoảng 409ha đất, còn thiếu khoảng 559ha chưa tìm được vị trí. Hiện nay, các quận, huyện mới giao được khoảng 7,58ha đất dịch vụ cho trên 1.500 hộ gia đình, nghĩa là vẫn còn khoảng 60.000 hộ chưa được cấp đất. Bên cạnh đó, một số nơi như quận Hà Đông, huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng đang tiến hành công khai danh sách, triển khai các thủ tục để giao đất cho các hộ.
Kết quả giao đất dịch vụ có thể nói là rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và chỉ đạo của TP. Nguyên nhân một phần là chờ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, nên việc bố trí quỹ đất mất thời gian. UBND TP cũng nhận định: "Một số địa phương chưa chủ động, tích cực trong việc bố trí quỹ đất, lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật". Trong khi đó, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho gần 1.000ha đất đòi hỏi nguồn kinh phí lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Con số quá lớn này vượt khả năng cân đối của một số địa phương và cân đối của TP.
Trong cái khó có ló cái khôn?
UBND TP đang triển khai hàng loạt giải pháp mới để giải quyết vấn đề đất dịch vụ. Nổi bật là TP sẽ cho phép sử dụng quỹ đất 20% thấp tầng tại các khu đô thị mới, quỹ đất tái định cư sau khi đã cân đối đủ cho nhu cầu tái định cư trên địa bàn, lồng ghép với việc giao đất giãn dân nông thôn để giao đất ở, đất dịch vụ cho các hộ dân. Biện pháp này có thể thấy là một lúc giải quyết được hai vấn đề quỹ đất và vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã cũng được giao quyền chủ động quyết định phê duyệt các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất giao đất dịch vụ, đất ở không phân biệt về quy mô. UBND các quận, huyện, thị xã cũng được quyền chủ động cân đối vốn, trong đó bao gồm cả việc sử dụng tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.Chính các giải pháp tưởng chừng mang tính khả thi nói trên cũng còn vô số vướng mắc. Nhiều năm nay, quỹ nhà đất tái định cư trên địa bàn Hà Nội luôn trong tình trạng "nơi thừa, nơi thiếu". Nếu muốn sử dụng quỹ đất 20%, TP sẽ phải rà soát, cân đối tổng thể quỹ nhà, quỹ đất này. Làm được việc đó, không những giải quyết được một phần vấn đề đất dịch vụ, đồng thời TP còn giải quyết được vấn đề "thiếu nhạc trưởng" trong bố trí nhà đất tái định cư bấy lâu nay.
Bên cạnh đó, giải pháp về vốn từ đấu giá đất thực sự là thách thức đối với các quận, huyện, thị xã. Hơn một năm nay, gần như đấu giá đất không thành công vì các địa phương chưa quen quy trình mới do Chính phủ quy định: Toàn TP mới đạt khoảng 10% kế hoạch. Muốn giải quyết vấn đề về vốn cho đất dịch vụ, Hà Nội sẽ phải giải quyết bài toán về đấu giá đất cho các địa phương. Vì vậy, mới thấy rằng, nhu cầu giải quyết vấn đề đất dịch vụ đã mở ra cơ hội cho Hà Nội cùng lúc giải quyết nhiều vướng mắc trong công tác quản lý đang gây bức xúc hiện nay.
Chưa kể, hiện nay có một số sáng kiến rất đáng lưu tâm trong khi giải quyết đất dịch vụ. Trước hết là sáng kiến của huyện Mê Linh khi "đàm phán" với các hộ dân chịu nhận tiền thay vì đất dịch vụ với mức hỗ trợ gấp 5 lần đất nông nghiệp. Một sáng kiến khác là chia nhỏ gói xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ bằng cách giao đất dịch vụ cho dân sau khi xây dựng xong một số hạ tầng kỹ thuật cơ bản như đường giao thông, điện, nước; sau đó hoàn thiện tiếp. Đây là những sáng kiến mà Hà Nội nên tổ chức cho các địa phương nghiên cứu, vận dụng.
Theo quy định của luật, Nhà nước được nợ dân 3 năm về đất dịch vụ. Có thể thấy, thời hạn này đã cận kề, Hà Nội phải lựa chọn các giải pháp phù hợp để kịp với tiến độ thời gian và bảo đảm tối đa hiệu quả trên thực tế.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet