Theo đó thì việc đền bù sẽ không áp trực tiếp giá ban hành hàng năm của UBND TP mà thông qua đơn vị định giá độc lập nhằm đưa giá đền bù sát với giá thị trường. Tuy nhiên, người dân khi được đền bù theo giá thị trường thì cũng sẽ phải mua nhà tái định cư theo giá thị trường.

Dự án xây đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, theo chủ đầu tư, người dân đã được đền bù 10 triệu đồng/m2 đất trong khi giá thị trường lúc đó khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, người dân lúc đó chỉ phải mua nhà tái định cư với giá 5.400.000/m2; trong khi giá thị trường là 20 triệu đồng, tức là đầu đến trừ đầu đi, người dân vẫn được ngân sách bù 4.600.000 đồng. Nhưng việc giải phóng mặt bằng vẫn bị chậm.

Mặc dù ngân sách đã bù vào giá nhà tái định cư nhưng việc giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi vẫn giậm chân tại chỗ vì người dân cho rằng giá đền bù quá thấp so với giá thị trường. Để đảm bảo tiến độ, tại một số dự án, Thành phố đã phải tăng mức giá đền bù lên cao hơn so với khung giá quy định trong khi giá bán nhà tái định cư vẫn được trợ cấp. Nhưng nếu thực trạng này tiếp tục kéo dài thì mức đầu tư cho các công trình sẽ vượt cao so với mức dự toán. Vì thế, Hà Nội đã ban hành quyết định 02 theo hướng đền bù sát giá thị trường, đồng thời không trợ giá cho đầu tái định cư. 

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME