GPMB khu đất đối ứng C2 tại Q.Hoàng Mai: Bồi thường chưa thỏa đáng
Trong những bài báo trước, chúng tôi đã có phản ánh việc chính quyền sở tại trong quá trình GPMB khu đất đối ứng C2 - dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước thải Yên Sở (khu C2) đã cưỡng chế, thu hồi đất bất chấp sự phản đối của người dân.
Ngay sau khi báo đến tay bạn đọc, chúng tôi tiếp tục nhận được những phản ánh của độc giả về cách tính bồi thường khó hiểu của chính quyền sở tại.
Ông Đặng Thanh Tùng - Phó chủ tịch UBND P.Trần Phú giải thích: UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 4821/UBND-TNMT ngày 29/6/2010 về việc áp dụng hạn mức hỗ trợ đất nông nghiệp để thực hiện một số dự án trên địa bàn Q.Hoàng Mai. Mới đây, UBND quận đã có Quyết định số 4075/QĐ-UBND trả lời đơn khiếu nại của bà Tình nêu rõ: Khu đất đối ứng C2 đã có quyết định thu hồi sau thời điểm quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 có hiệu lực. Việc chia tách của bà Tình và gia đình không được công nhận, không được áp dụng đền bù, hỗ trợ đến từng thành viên theo chia tách của gia đình….
Trao đổi với PV, ông Phạm Sơn Hà - Phó trưởng ban Bồi thường, GPMB Q.Hoàng Mai cho biết: Việc xác định nguồn gốc đất, diện tích thu hồi là do UBND P.Trần Phú chịu trách nhiệm. Nếu sai là do UBND phường, chúng tôi đã có văn bản yêu cầu phường kiểm tra, báo cáo. Việc áp dụng định mức hỗ trợ 450m2/hộ là đúng, các hộ chia tách sổ hộ khẩu và chia tách đất cho con không có cơ sở pháp lý. Việc hỗ trợ chỉ dựa trên GCNQSDĐ của các hộ này.
Phần đất thuộc diện tích dự án khu C2 đang tiến hành GPMB |
Tách khẩu, chưa tách… đất
Phản ánh những bức xúc với PV, bà Lê Thị Tình, ông Lê Văn Thi, Lê Trọng Hiển, Nguyễn Văn Thành… mong muốn quý báo làm rõ những uẩn khúc của chính quyền địa phương trong dự án này. Bà Lê Thị Tình cho biết: Năm 1990, gia đình tôi được giao đất theo từng nhân khẩu. Đến năm 2001, các cơ quan có thẩm quyền đã gộp chung đất của tôi cùng bốn người con vào chung 1 GCNQSDĐ mang tên tôi với diện tích 3.905m2. Khi đó tôi được cán bộ giải thích “gộp chung một giấy chứng nhận cho tiện quản lý”. Sau khi các con tôi lập gia đình, đã tách sổ hộ khẩu tại phường, gia đình họp thống nhất về việc trả lại đất cho từng khẩu, được UBND phường xác nhận (23/4/2009). Thế nhưng, các con tôi lại không được tính riêng phương án hỗ trợ bồi thường, mà chỉ tính chung một hộ gia đình mang tên tôi để áp định mức hỗ trợ bồi thường, GPMB 450m2 trên tổng diện tích 1.079m2 đất bị thu hồi.Các hộ dân bức xúc vì nhiều diện tích của mình tự dưng bị khống lên cả trăm mét vuông đất |
Ông Đặng Thanh Tùng - Phó chủ tịch UBND P.Trần Phú giải thích: UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 4821/UBND-TNMT ngày 29/6/2010 về việc áp dụng hạn mức hỗ trợ đất nông nghiệp để thực hiện một số dự án trên địa bàn Q.Hoàng Mai. Mới đây, UBND quận đã có Quyết định số 4075/QĐ-UBND trả lời đơn khiếu nại của bà Tình nêu rõ: Khu đất đối ứng C2 đã có quyết định thu hồi sau thời điểm quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 có hiệu lực. Việc chia tách của bà Tình và gia đình không được công nhận, không được áp dụng đền bù, hỗ trợ đến từng thành viên theo chia tách của gia đình….
Đất đẻ?
Về việc tính diện tích thu hồi, bồi thường đất của nhiều hộ dân đã bị nâng “khống” lên hàng trăm mét vuông đất, ông Nguyễn Văn Thành cho biết: Trong tổng diện tích đất gia đình tôi được giao thì một phần diện tích đất đã bị Nhà nước thu hồi để thực hiện các dự án trước. Nhưng không hiểu vì sao, trong Phương án bồi thường hỗ trợ dự án này thì phần diện tích thu hồi lớn hơn diện tích thực tế bị thu hồi trước đó. Lý giải về vấn đề này, theo ông Trịnh Minh Cường - cán bộ địa chính P.Trần Phú thì bởi: Ngày lấy đất ở các dự án trước do diện tích quá nhỏ nên chúng tôi không điều chỉnh vào GCNQSDĐ. Vì vậy, lần này diện tích có thể bị xê dịch.Trao đổi với PV, ông Phạm Sơn Hà - Phó trưởng ban Bồi thường, GPMB Q.Hoàng Mai cho biết: Việc xác định nguồn gốc đất, diện tích thu hồi là do UBND P.Trần Phú chịu trách nhiệm. Nếu sai là do UBND phường, chúng tôi đã có văn bản yêu cầu phường kiểm tra, báo cáo. Việc áp dụng định mức hỗ trợ 450m2/hộ là đúng, các hộ chia tách sổ hộ khẩu và chia tách đất cho con không có cơ sở pháp lý. Việc hỗ trợ chỉ dựa trên GCNQSDĐ của các hộ này.
Luật sư Phạm Thị Hương - Cty Luật Song Thanh:Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Nhà nước bồi thường và hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi khi họ có các giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, ví dụ như: GCNQSDĐ hoặc giấy tờ về việc được Nhà nước giao đất hoặc giấy tờ về việc đã nhận chuyển nhượng, được thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất từ chủ sử dụng đất hoặc được UBND cấp xã xác nhận đã sử dụng đất ổn định, lâu dài và không có tranh chấp. Thông thường GCNQSDĐNN được cấp theo từng hộ gia đình, nếu họ tách hộ (tách sổ hộ khẩu) sau khi đã được cấp GCNQSDĐ thì phải làm thủ tục tặng cho QSDĐNN và phải tiến hành đăng ký chuyển QSDĐNN.Theo quy định của Luật Đất đai thì thời điểm đăng ký chuyển quyền và được UBND cấp huyện cho phép chuyển quyền thì việc chuyển quyền sử dụng đất mới có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp nếu hộ bà Tình chỉ tách sổ hộ khẩu mà chưa phân chia và sang tên QSDĐNN thì sẽ chỉ được đền bù theo hộ đứng tên trên GCNQSDĐNN (chủ sử dụng đất hợp pháp). |
(Theo xaydung)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet