Góp vốn mua nhà trên giấy: Thận trọng!
Thị trường bất động sản (BĐS) đang chứng kiến những dự án vẫn còn nằm trên giấy song đã được “thổi” giá ào ào.
Rủi ro luôn rình rập, vì vậy người dân phải hết sức thận trọng khi mua nhà dưới hình thức góp vốn.
“Trên giấy” vẫn huy động vốn
Cơn “sốt” đất vừa qua đã được nhiều chủ đầu tư tận dụng triệt để khi tung ra các dự án của mình. Theo quan sát của PV, một tỷ lệ lớn các dự án căn hộ được “kêu gọi” góp vốn khi chưa hoàn thành xong móng, các dự án biệt thự thì cũng chưa xong hạ tầng...
Đáng chú ý, có cả những dự án được huy động vốn khi mới nằm trên giấy. Đây là một trong những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho khách hàng nếu vì một lý do nào đó mà dự án họ đã bỏ tiền ra góp vốn sau những lời hứa của chủ đầu tư vẫn chỉ là dự án “treo”.
Trong khi đó, tận dụng thời điểm giá đất đang “sốt”, chủ đầu tư nhiều dự án đã nhanh chóng tung chiêu để đẩy giá cao hơn so với giá trị thực. Có dự án, tuần trước chủ đầu tư kỳ vọng chỉ khoảng chục triệu đồng/m2, tuần sau đã công bố giá tới 15 triệu đồng/m2.
Nhiều dự án tăng từ 30 - 50% giá trị BĐS trong vòng chưa đầy 1 tháng. Còn nếu so với thời điểm cách đây 1 năm thì giá BĐS, đặc biệt là đất có thể tăng tới vài lần. Theo nhận định của giới đầu tư, không có một tiêu chí nào dù chỉ là tương đối để nói rằng cách trung tâm 10km, 20km hay 30km... thì giá nhà, đất ở đó là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, khái niệm về trung tâm thủ đô sau khi Hà Nội mở rộng đã không còn như trước nữa, đồng thời khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô vẫn trong giai đoạn dự thảo thì việc xác định giá trị thực của các dự án càng khó, nhất là những dự án ở xa.
Trong bối cạnh thị trường còn thiếu minh bạch, giá trị BĐS ở các khu vực hiện tại tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào sự phán đoán của giới đầu tư cũng như khả năng “can thiệp” của các chủ đầu tư trong việc làm giá!
Khách hàng phải thận trọng
Không phủ nhận rằng, hiện nay nguồn cung về nhà ở sẵn có rất khan hiếm so với nhu cầu của người dân, vì vậy việc mua nhà hình thành trong tương lai dưới hình thức góp vốn là tất yếu. Bản thân các chủ đầu tư thì bên cạnh việc cần có đầu ra ổn định cũng muốn có được nguồn vốn để triển khai xây dựng dự án.
Hình ảnh phiên bốc thăm góp vốn mua nhà tại 1 dự án vừa được triển khai (ảnh minh họa: LH).
Theo ông Tạ Văn Trung, Giám đốc Công ty CP Sông Đà 1.01, điều quan trọng khi triển khai xây dựng các dự án nhà ở là bảo đảm đầu ra. Không những vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang rất dè dặt cho các doanh nghiệp vay vốn trong kinh doanh BĐS.
“Do đó, nếu không huy động vốn của khách hàng thì các dự án chắc chắn sẽ khó thành công và hoàn thành kịp tiến độ” - ông Trung khẳng định.
Hiện nay, theo các quy định hiện hành trong lĩnh vực BĐS, việc huy động vốn chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xong phần móng. Quy định này của các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng bán nhà trên giấy.
Tuy nhiên, theo ý kiến của đa số doanh nghiệp, nếu chờ đến lúc xây xong móng mới được góp vốn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc góp vốn nếu theo luật doanh nghiệp là hoàn toàn hợp pháp.
Ông Phan Thành Mai - Trưởng ban điều hành mạng sàn khu vực Miền Bắc cho rằng, việc doanh nghiệp vay tiền dưới hình thức góp vốn là hoàn toàn hợp pháp. Thứ nữa, nếu có điều kiện để mua nhà ở trong dự án đã góp vốn thì việc này phải ghi rõ rằng: thực hiện theo quy định của pháp luật.
“Hai việc này nó tồn tại đồng thời song cần phải tách biệt. Còn nếu các chủ đầu tư không để ý hay không làm chặt chẽ thì đến thời điểm cuối cùng, khi tài sản ấy cần được công chứng làm “sổ đỏ”, lúc ấy người mua sản phẩm cuối cùng có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn” - ông Mai nói.
Bởi vậy, khách hàng cần ý thức được các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng để tránh những hậu quả về sau.
Góp vốn mua nhà phần thiệt - nếu có - luôn thuộc về người mua (ảnh minh họa).
“Trên giấy” vẫn huy động vốn
Cơn “sốt” đất vừa qua đã được nhiều chủ đầu tư tận dụng triệt để khi tung ra các dự án của mình. Theo quan sát của PV, một tỷ lệ lớn các dự án căn hộ được “kêu gọi” góp vốn khi chưa hoàn thành xong móng, các dự án biệt thự thì cũng chưa xong hạ tầng...
Đáng chú ý, có cả những dự án được huy động vốn khi mới nằm trên giấy. Đây là một trong những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho khách hàng nếu vì một lý do nào đó mà dự án họ đã bỏ tiền ra góp vốn sau những lời hứa của chủ đầu tư vẫn chỉ là dự án “treo”.
Trong khi đó, tận dụng thời điểm giá đất đang “sốt”, chủ đầu tư nhiều dự án đã nhanh chóng tung chiêu để đẩy giá cao hơn so với giá trị thực. Có dự án, tuần trước chủ đầu tư kỳ vọng chỉ khoảng chục triệu đồng/m2, tuần sau đã công bố giá tới 15 triệu đồng/m2.
Nhiều dự án tăng từ 30 - 50% giá trị BĐS trong vòng chưa đầy 1 tháng. Còn nếu so với thời điểm cách đây 1 năm thì giá BĐS, đặc biệt là đất có thể tăng tới vài lần. Theo nhận định của giới đầu tư, không có một tiêu chí nào dù chỉ là tương đối để nói rằng cách trung tâm 10km, 20km hay 30km... thì giá nhà, đất ở đó là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, khái niệm về trung tâm thủ đô sau khi Hà Nội mở rộng đã không còn như trước nữa, đồng thời khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô vẫn trong giai đoạn dự thảo thì việc xác định giá trị thực của các dự án càng khó, nhất là những dự án ở xa.
Trong bối cạnh thị trường còn thiếu minh bạch, giá trị BĐS ở các khu vực hiện tại tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào sự phán đoán của giới đầu tư cũng như khả năng “can thiệp” của các chủ đầu tư trong việc làm giá!
Khách hàng phải thận trọng
Không phủ nhận rằng, hiện nay nguồn cung về nhà ở sẵn có rất khan hiếm so với nhu cầu của người dân, vì vậy việc mua nhà hình thành trong tương lai dưới hình thức góp vốn là tất yếu. Bản thân các chủ đầu tư thì bên cạnh việc cần có đầu ra ổn định cũng muốn có được nguồn vốn để triển khai xây dựng dự án.
Hình ảnh phiên bốc thăm góp vốn mua nhà tại 1 dự án vừa được triển khai (ảnh minh họa: LH).
Theo ông Tạ Văn Trung, Giám đốc Công ty CP Sông Đà 1.01, điều quan trọng khi triển khai xây dựng các dự án nhà ở là bảo đảm đầu ra. Không những vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang rất dè dặt cho các doanh nghiệp vay vốn trong kinh doanh BĐS.
“Do đó, nếu không huy động vốn của khách hàng thì các dự án chắc chắn sẽ khó thành công và hoàn thành kịp tiến độ” - ông Trung khẳng định.
Hiện nay, theo các quy định hiện hành trong lĩnh vực BĐS, việc huy động vốn chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xong phần móng. Quy định này của các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng bán nhà trên giấy.
Tuy nhiên, theo ý kiến của đa số doanh nghiệp, nếu chờ đến lúc xây xong móng mới được góp vốn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc góp vốn nếu theo luật doanh nghiệp là hoàn toàn hợp pháp.
Ông Phan Thành Mai - Trưởng ban điều hành mạng sàn khu vực Miền Bắc cho rằng, việc doanh nghiệp vay tiền dưới hình thức góp vốn là hoàn toàn hợp pháp. Thứ nữa, nếu có điều kiện để mua nhà ở trong dự án đã góp vốn thì việc này phải ghi rõ rằng: thực hiện theo quy định của pháp luật.
“Hai việc này nó tồn tại đồng thời song cần phải tách biệt. Còn nếu các chủ đầu tư không để ý hay không làm chặt chẽ thì đến thời điểm cuối cùng, khi tài sản ấy cần được công chứng làm “sổ đỏ”, lúc ấy người mua sản phẩm cuối cùng có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn” - ông Mai nói.
Bởi vậy, khách hàng cần ý thức được các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng để tránh những hậu quả về sau.
Theo Dân Trí
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet