Góc nhỏ trong nhà
Kinh nghiệm “lỗ nhỏ đắm thuyền” có thể áp dụng trong bài trí nhà cửa, bởi Trường Khí toàn ngôi nhà vốn được hình thành và phát triển từ các thành phần cơ bản, có khi là những yếu tố nhỏ như một vách ngăn hợp lý, một chậu cây đúng chỗ... Những góc nhỏ này có thể lúc xây không thấy, lúc ở mới lộ ra.
Xét theo mặt cắt nhà thì cầu thang và mái dốc là những chỗ hay tạo ra ”góc chết” nhiều nhất. Gầm cầu thang có thể cần tận dụng làm khu vệ sinh, kho chứa đồ, tủ trang trí vì tính chất tối và thấp, thiên về âm nhiều hơn dương. Cần lưu ý là tại những chỗ thấp hơn đầu người (khoảng dưới 1m7) chỉ nên bố trí các khu chức năng ít phải đi vào và tần suất sử dụng thấp như tủ để đồ lặt vặt, máy bơm nước hoặc hồ cá cảnh. Tránh đặt giường ngủ hoặc chỗ làm việc dưới dạ cầu thang vì luồng di chuyển bên trên sẽ gây tiếng động và bụi bặm, xáo trộn Trường Khí, nhất là đối với loại kết cấu cầu thang hở bậc hay xương cá.
Đối với mái dốc nghiêng, đóng trần là cách hữu hiệu để tránh góc chết trên cao, vì đó thường là nơi bám bụi và không sử dụng.
Các cửa lật nghiêng cũng tạo ra lưỡi nhọn không an toàn khi sử dụng nên phải đặt cao qua khỏi đầu người. Trường hợp cửa là loại lật thấp thì phía dưới nên là bồn hoa hay mái hắt, tránh làm chỗ đi lại hay sinh hoạt sát cửa lật nghiêng để phòng va phải cửa. Phần sau các cánh cửa cũng ít người để ý. Một số nhà hay đặt tủ để giày, móc treo quần áo, thùng rác và vô số các đồ vặt vãnh khác. Kết quả là những cánh cửa có thể không mở hết được, làm nên những “lưỡi dao” hướng luồng khí Trực Xung vào vùng sinh hoạt của phòng. Những đồ vật để sau cánh cửa cũng bị âm hóa nhiều, thường ẩm mốc bụi bặm, dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
Cách kê bàn ghế sát tường cũng để lại những điểm không đi vào được phía sau, ít khi được dọn dẹp, mà thực ra không tiết kiệm diện tích bao nhiêu. Với bộ ghế giản dị, đi được vòng quanh, phân chia có chính có phụ sẽ giúp căn phòng thoáng rộng hơn.
Theo Thanh Niên
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet