Ông Hồ Nam Tiến - Phó TGĐ NHTM CP Liên Việt (LienVietBank)

Phó TGĐ NHTM CP Liên Việt (LienVietBank) - ông Hồ Nam Tiến - chia sẻ với Lao Động.

- Có nhiều ý kiến cho rằng, các NH gặp khó khăn vì không biết xếp cho vay mua nhà vào khoản vay tiêu dùng hay kinh doanh BĐS vốn có lãi suất và tỉ lệ trích lập dự phòng khác nhau. Song chúng tôi cho rằng, trong việc xếp sản phẩm cho vay mua nhà vào khoản vay tiêu dùng hay kinh doanh bất động sản, các NH phải tuân thủ các quy định của NHNN. Như tại LienVietBank, chúng tôi phân loại khoản vay dựa vào các thông tin của khách hàng như mục đích mua nhà, nguồn trả nợ của khách hàng và đối chiếu với các quy định khác để phân loại phù hợp, theo quy định chung của Nhà nước và chi tiết theo các quy định của NH. Nhưng tôi thiết nghĩ, việc phân loại này chỉ giúp cho các NH hoạt động an toàn hơn mà không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của khách hàng.

Việc phân biệt nhóm vay sẽ liên quan đến tỉ lệ trích lập dự phòng của ngân hàng đối với khoản vay, 50% đối với khoản vay tiêu dùng và 250% đối với khoản vay kinh doanh BĐS. Khó khăn trong việc phân biệt này có thể ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân khoản vay?

- Việc phân biệt nhóm vay càng chi tiết sẽ hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro hệ thống càng rõ ràng minh bạch và hoạt động NH sẽ bảo đảm an toàn hơn. Đây cũng là yêu cầu quản lý từng NH nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Cũng như với các NH có nguồn vốn chủ sở hữu lớn và nguồn vốn huy động đa dạng, chúng tôi bảo đảm được nguồn vốn cho vay đối với các nhu cầu khác nhau của khách hàng, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu quản lý của NHNN.

Cho vay mua nhà thường được xếp vào cho vay tiêu dùng hoặc cho vay kinh doanh BĐS với lãi suất cao khiến người dân thường dè dặt. Các NH sẽ giải quyết điều này như thế nào để có thể vẫn thu hút được đông đảo khách hàng?

- Với một hệ thống văn bản và quy định cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn, các ngân hàng có thể phân tách, kiểm soát được mục đích vay vốn của từng đối tượng khách hàng. Theo đó, chúng tôi cũng có các chính sách và điều kiện phù hợp với mục tiêu hướng tới là hỗ trợ một cách tốt nhất cho các cá nhân, hộ gia đình mua nhà với mục đích để ở. Trong các chính sách đó có những ưu đãi chỉ dành cho những khách hàng vay tiêu dùng như thời hạn vay dài, lãi suất thấp, trả nợ gốc và lãi linh hoạt theo điều kiện thu nhập, tài sản đảm bảo chính là tài sản dự kiến mua.

Với dòng vốn đặc biệt, dường như để đẩy mạnh cho vay mua nhà, các NH vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn vốn trung và dài hạn từ phía NHNN?

- Đúng vậy. Để đẩy mạnh chương trình tín dụng cho vay mua nhà, thì ngoài các chiến lược tiếp thị và chính sách khách hàng cụ thể của từng NH, cũng cần có sự hỗ trợ từ NHNN trong việc bảo đảm nguồn vốn trung-dài hạn để cấp tín dụng cho mua nhà. Thực tế trong thời gian qua, theo yêu cầu quản lý an toàn hoạt động ngân hàng, các thông tư 15/2009, 13/2010 và 19/2010 đã tác động và làm thay đổi cơ cấu sử dụng vốn của các NH. Nhìn chung, nguồn vốn NH để có thể cho vay trung-dài hạn đã bị giảm bớt, do vậy khả năng cung ứng vốn cho các khách hàng mua nhà với tính chất thời hạn vay trung-dài hạn đã bị hạn chế hơn. Do đó, muốn đẩy mạnh việc cho vay mua nhà thì các NH đã phải cân đối các danh mục đầu tư của mình để đạt được lợi ích trước mắt và lâu dài được hài hòa.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Lao Động)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME