Xin cho tôi hỏi, như vậy hợp đồng đặt cọc giữa tôi và người đó có hợp pháp không? Tôi có phải đợi khi có đủ hai vợ chồng người con của người đó có mặt thì mới có thể làm hợp đồng đặt cọc? Chân thành cám ơn.

Trả lời:

Theo Điều 164, 173 Bộ luật dân sự thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản của mình hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.

Trong trường hợp của bạn thì cha đẻ của chủ sở hữu không có hợp đồng ủy quyền về việc định đoạt căn nhà của chủ sở hữu, do vậy các giao dịch do người người cha thực hiện có thể bị vô hiệu.

Nếu bạn và cha của chủ sở hữu thỏa thuận về việc đặt cọc mua bán căn nhà và trường hợp sau này chủ sở hữu căn nhà không đồng ý bán thì người cha của chủ sở hữu cũng không phải chịu phạt cọc theo hợp đồng, do cả chị và người cha của chủ sở hữu đều có lỗi làm cho hợp đồng mua bán nhà không thể thực hiện được, vì cả hai đều biết rằng cha của chủ sở hữu không có quyền định đoạt căn nhà. (Điều 128 Bộ luật dân sự, Điểm d mục 1 phần I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).

Do vậy, trong trường hợp của bạn nên thực hiện các giao dịch với người là chủ sở hữu căn nhà.

Theo Tuoi tre Online

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME