Số liệu từ báo cáo cho thấy, trong suốt sáu tháng đầu năm nay, tổng số lượng phòng được giao dịch trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 14.025 phòng, cao hơn so với con số 10.976 phòng vào cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản chiếm tỷ trọng đáng kể về lượng giao dịch, đóng góp năm trong số 10 giao dịch đứng đầu trong khu vực. JLL ghi nhận tổng cộng 59 giao dịch tại 11 quốc gia.

khối lượng giao dịch khách sạn

Thị trường khách sạn khu vực châu Á được đánh giá là có tỷ suất sinh
lời cao và môi trường đầu tư an toàn

Mike Batchelor, Giám đốc điều hành bộ phận Khách sạn và nghỉ dưỡng của JLL tại Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Trong tương lai, sẽ vẫn còn một nguồn vốn nhất định tìm đến những bất động sản chất lượng. Trong khi Nhật Bản được dự kiến sẽ thống trị môi trường đầu tư trong khoảng thời gian còn lại của năm 2016, dòng vốn vẫn sẽ di chuyển tích cực vào những thị trường khác như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc và Myanmar với những hoạt động giao dịch mạnh mẽ."

Trong sáu tháng đầu năm 2016, Nhật Bản dẫn đầu về khối lượng giao dịch bất động sản khách sạn với 2,1 tỷ đô la Mỹ, theo sau là Úc (278 triệu đô la Mỹ), đại lục Trung Quốc (252.6 triệu đô la Mỹ), Việt Nam (237.6 triệu đô la Mỹ), Đài Loan (217.6 triệu đô la Mỹ) và Thái Lan (138.3 triệu đô la Mỹ). Trong đó, 10 giao dịch bất động sản khách sạn hàng đầu có giá trị lên đến gần 1.7 tỷ đô la Mỹ.

Mark Durran, Giám đốc điều hành bộ phận Khách sạn và nghỉ dưỡng của JLL Úc nhìn nhận: "Mặc dù giá bán tại các đô thị loại một nằm ở mức tương đối cao, song các nhà đầu tư vẫn bị hấp dẫn bởi những khoản đầu tư vào các thị trường có những yếu tố cơ bản tốt và có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước mạnh mẽ. Các nhà đầu tư cũng đang mở rộng mục tiêu của họ vào những đô thị loại hai nhằm tìm kiếm các cơ hội sinh lời tốt hơn."

Nhìn chung, các nhà đầu tư nội địa trong khu vực vẫn đứng đầu về lượng vốn, chiếm 80% tổng số lượng giao dịch với trị giá trên 5 triệu đô la Mỹ. Úc tiếp tục là nước thu hút dòng vốn đầu tư nhiều nhất với những nhà đầu tư nước ngoài đang nổi lên, chi phối thị trường bất động sản khách sạn trong những năm gần đây.“Tỷ suất sinh lời cao cũng như môi trường đầu tư an toàn tại Úc và New Zealand tiếp tục là yếu tố thu hút các khách hàng Châu Á. Tăng trưởng khách du lịch dài hạn từ Trung Quốc vẫn là đề tài đầu tư chủ yếu tại Úc”, theo Ông Durran.

Sau Brexit, việc đồng Bảng Anh yếu đi có thể sẽ ảnh hưởng tới lượng khách du lịch đến từ Vương quốc Anh. Tuy nhiên, du khách Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng cho ngành du lịch của thị trường Châu Á Thái Bình Dương.

Bảng xếp hạng 10 giao dịch bất động sản khách sạn có giá trị cao nhất tại Châu Á Thái Bình Dương nửa đầu năm 2016:

1) Khách sạn Grand Pacific Le Daiba, Nhật Bản (604.7 triệu đô la Mỹ)

2) Khách sạn Grand Hi Lai, Koahsiung, Đài Loan (190.1 triệu đô la Mỹ)

3) Khách sạn Loisir Hotel Spa Tower Naha, Nhật Bản (176 triệu đô la Mỹ)

4) Khách sạn  Urawa Royal Pines, Nhật Bản (159.6 triệu đô la Mỹ)

5) Khách sạn Westin Resort Guam, Tumon, Guam (125 triệu đô la Mỹ)

6) Khách sạn Somerset Zhong Guan Cun Bắc Kinh, Trung Quốc (92,5 triệu đô la Mỹ)

7) Khách sạn The Mosiac Collection Grand Pujian Residence, Thượng Hải, Trung Quốc (86,4 triệu đô la Mỹ)

8) Khách sạn Route Inn Gotanda, Tokyo, Nhật Bản (Không công bố)

9) Khách sạn InterContinental Asiana Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (74,9 triệu đô la Mỹ) *

10) Khách sạn Sunroute Shinagawa Seaside, Tokyo, Nhật Bản (Không công bố)

* Giá phân bổ cho hạng mục khách sạn (không bao gồm các cửa hàng bán lẻ)

Phương Uyên
Theo Nhịp sống thời đại

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME